Nghịch lý lao động Việt Nam: Thứ hạng thi cao, năng suất lao động thấp
Cần đưa chất xám vào tay nghề
Mới đây (tháng 5.2014), công bố của ILO cho thấy, NSLĐ của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất châu Á – Thái Bình Dương. Theo đó, NSLĐ của Việt Nam thấp hơn Singapore gần 15 lần, Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, NSLĐ của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng 1/5 Malaysia và 1/2 so với Thái Lan.
Năm 2012 Chính phủ đã giao Bộ GDĐT phối hợp với Bộ LĐTBXH xây dựng khung trình độ quốc gia. Nếu hoàn thiện và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì khung đào tạo quốc gia có thể bắt đầu áp dụng vào đầu năm 2015. Đây được xem là bàn đạp quan trọng nhất để LĐ Việt Nam có thể tự tin hội nhập cùng cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015”. Dương Đức Lân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH). |
Trong khi đó, chỉ cách đây vài ngày, Việt Nam được xướng danh là quốc gia dẫn đầu toàn đoàn trong Hội thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 diễn ra tại Hà Nội với 15 Huy chương Vàng, 6 Huy chương Bạc. Singapore - quốc gia có NSLĐ đứng thứ nhất khu vực thì lại về vị trí thứ 4 trong hội thi này. Tính tổng cộng trong 7 lần tham dự kỳ thi tay nghề ASEAN thì 2 lần Việt Nam dẫn nhất toàn đoàn. Ông Nguyễn Ngọc Phi – Thứ trưởng Bộ LĐTBXH đã từng lên tiếng: “Chiến thắng là rất đáng mừng, nhưng chúng ta không được ngủ quên trong chiến thắng. Không nên tự đắc bởi đây chỉ là cuộc thi cấp khu vực. Trong các cuộc thi tay nghề thế giới, chúng ta mới chỉ nhận được chứng chỉ tay nghề chứ chưa một lần giành huy chương. Cần nhìn vào tương quan về trình độ, kỹ năng cũng như NSLĐ của các quốc gia trong khu vực và quốc tế để tiếp tục cố gắng”.
Nhìn từ góc độ... học sinh, Nguyễn Ngọc Năng (sinh viên hệ cao đẳng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành TP.Hồ Chí Minh) - thí sinh đầu tiên của Việt Nam đoạt Huy chương Vàng nghề Công nghệ thời trang tại Hội thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 (10 năm qua, đây là năm đầu tiên Việt Nam có Huy chương Vàng nghề này) cho biết: “Là học sinh có tay nghề tốt, em được chọn vào đội tuyển thi tay nghề cấp quốc gia, rồi khu vực. Em rất tự hào vì đã đạt được thành tích này”.
Thầy Hoàng Quốc Long – thầy giáo của Năng cho rằng, nghề công nghệ thời trang là nghề mang lại giá trị cao. Tuy nhiên, NSLĐ trong ngành này đặc biệt thấp bởi đa phần Việt Nam chỉ mới may gia công. “Công nghệ lạc hậu, chúng ta chưa phát huy khả năng sáng tạo trong từng sản phẩm, vì vậy mà NSLĐ không cao. “Chính vì vậy, thời gian tới cần tăng cường dạy nghề, đào tạo nhiều LĐ có trình độ kỹ thuật cao trong lĩnh vực này nhằm đưa chất xám vào ngành công nghệ thời trang, tăng NSLĐ” – ông Long nói.
Năng suất lao động của Việt Nam rất thấp, một phần vì công nghệ lạc hậu. Theo tổng điều tra năm 2011, mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ thấp giảm dần song vẫn chiếm bình quân gần 60%. Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình thấp gần 29%, trung bình cao 10% và công nghệ cao chỉ vào khoảng 2%”. Ông Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch MTTQ Việt Nam |
Tính hợp tác của lao động Việt Nam rất kém
Nguồn LĐ trẻ và dồi dào đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng trình độ kỹ năng và chuyên môn còn thấp cộng với khả năng thích ứng công nghệ, làm việc nhóm, tính hợp tác còn kém đã cản trở không nhỏ tới hoạt động sản xuất. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn tới việc NSLĐ của Việt Nam có nhiều thua kém.
Kết quả nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy, có 54% doanh nghiệp FDI từng cân nhắc đến các quốc gia khác trước khi đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, 11,1% doanh nghiệp FDI đã từng cân nhắc đến Trung Quốc, Thái Lan 10,6%, Campuchia 7,7%...
Theo ông Phi, chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng như NSLĐ phụ thuộc vào 3 yếu tố: Thứ nhất là vốn, thứ 2 là yếu tố tổng hợp như công nghệ, chính sách vĩ mô, quản trị doanh nghiệp, thứ 3 là nhân lực. Hiện nay, chỉ có khoảng 47% LĐ của Việt Nam qua đào tạo, chỉ có 18% có tay nghề cao. “Vốn đầu tư cho phát triển KHCN, sản xuất của chúng ta thấp. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là đầu tư lĩnh vực chế tạo thô, công nghệ không cao. Bản thân các doanh nghiệp này cũng không cần LĐ có kỹ thuật cao, Việt Nam chỉ là “sân sau”. Chính bởi vậy, NSLĐ của người Việt thấp cũng dễ hiểu”- ông Phi nhấn mạnh.
Theo Minh Nguyệt/ Dân việt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn
Việc làm 08/11/2024 22:43