Nghệ thuật chân chính vẫn không thể phôi pha

Mới đây, vở cải lương “Linh khí trời Nam” do NSƯT Triệu Trung Kiên đạo diễn đã được công chiếu đúng dịp kỷ niệm 70 năm Thương binh - Liệt sĩ để lại nhiều cảm xúc cho người xem. Phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với NSƯT Triệu Trung Kiên về những nội dung liên quan đến nghệ thuật sân khấu.
kich viet ve hon dan toc se song mai Tái dựng vở kịch kinh điển “Romeo và Juliet”
kich viet ve hon dan toc se song mai Nhà hát Kịch Việt Nam công diễn vở kịch "Kiều"

-PV: Điều gì khiến anh có tâm và đau đáu với cải lương như vậy trong khi nhiều người cùng thời với anh lại chọn hướng nghệ thuật theo số đông thị hiếu khán giả hiện nay?

kich viet ve hon dan toc se song mai
Đạo diễn NSƯT Triệu Trung Kiên. Ảnh nvcc

Đạo diễn Triệu Trung Kiên: Sự phân công trong xã hội luôn diễn ra một cách tự nhiên, mỗi người sẽ chọn cho mình một vị trí và chỗ đứng trong xã hội, thường sẽ có người chọn theo mục đích tính toán, nhưng có những người lại chọn theo trái tim, tôi là một trong những người chọn theo trái tim. Tôi yêu nghệ thuật đó, cảm thấy thích thú khi được làm nó.

Tôi nghĩ nếu ai cũng chọn cho mình một màu đất thuận lợi nhất, dễ dàng nhất thì chắc chắn những nơi khó khăn nó đã mất dấu vết trong cuộc sống. Sức sống của nghệ thuật cải lương đó là dành cho những người yêu nghệ thuật cải lương làm nghề với tâm huyết của mình, phải làm được và cho nó sống được với nghề, vậy nó mới có thể tồn tại. Tôi nghĩ, khi một ai đó làm việc bằng tất cả tâm huyết và sự yêu thích của mình thì ở bất cứ địa hạt nào, khó khăn đến mấy cũng có thể gặt hái được những thành công cho mình.

- Nghệ thuật truyền thống nói chung và cải lương nói riêng đang đứng trước nhiều gian nan bởi nỗi lo cố hữu đó chính là nguồn khán giả. Vậy, anh có kế hoạch gì để công chúng yêu và thích xem loại hình nghệ thuật này hơn không?

Việc công chúng dần xa dời nghệ thuật truyền thống là một quy luật tất yếu mà không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà nó diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Thông qua những vở diễn của chúng tôi trong khoảng thời gian 5 - 7 năm gần đây, với những vở diễn của Nhà hát cải lương Việt Nam cũng như của tôi dàn dựng cho các đơn vị khác, những người nghệ sĩ cũng đã rất cố gắng và tâm huyết để phô diễn được những cái hay, cái đẹp của nghệ thuật cải lương mà nhiều khi nó đã bị khỏa lấp đi bởi những lý do khác của cuộc sống.

kich viet ve hon dan toc se song mai
Một cảnh trong vở “Linh khí trời nam” do NSƯT Triệu Trung Kiên làm đạo diễn. Ảnh: Báo Đại đoàn kết.

Hiện nay, khán giả vẫn đang trông chờ mỗi lần chúng tôi có những tác phẩm mới thì họ đều đến và thưởn thức. Điều này chứng tỏ rằng, thực sự nghệ thuật cải lương vẫn có sức sống chứ không phải là không, nhưng để làm cho nó trở lại, ngày càng thu hút khán giả thì là cả một nỗ lực rất lớn của không chỉ một vài người, mà còn của rất nhiều người, phải có được sự hợp lực của nhiều ban ngành trong xã hội, của các cơ quan, các cấp lãnh đạo. Bên cạnh đó, bản thân khán giả cũng nên mở lòng để đón nhận nó.

- Có một hướng đi hiện nay của đơn vị nghệ thuật đó là làm mới các tác phẩm truyền thống để có thể thích nghi với xu thế của xã hội. Là người đã dàn dựng nhiều vở diễn, anh nghĩ sao về xu hướng này?

Cái đó nên làm, muốn để cho nghệ thuật truyền thống có chỗ đứng trong xã hội hiện đại thì phải hướng nghệ thuật truyền thống thỏa mãn phần nào đó những tiêu chí và đòi hỏi của khán giả hiện đại. Nhưng không có nghĩa là ta sẽ biến nó thành một loại hình nghệ thuật lai tạp nào đó. Trước đây nghĩ rằng cải lương có bản chất là đổi mới, muốn đổi mới thế nào cũng được, cũng không ra được khỏi quỹ đạo.

Nhưng như Tuồng, Chèo mà đổi mới quá đà thì sẽ mất đi những giá trị của nghệ thuật truyền thống của nó. Nhưng không đổi mới không được, theo quan điểm của tôi là như vậy, kể cả Tuồng và Chèo cũng cần phải đổi mới, nhưng đổi mức như thế nào và đổi mới tới mức độ nào thì lại là một sự tính toán rất tinh tế của những người làm nghề.

- Nhiều người nói, cải lương thường nhận được sự quan tâm của khán giả miền Nam. Nhưng trong những năm trở lại đây, dấu ấn cải lương đất Bắc cũng đang dần tạo nên những ấn tượng đặc biệt thông qua các vở diễn của Nhà hát Cải lương Việt Nam. Anh có nhận xét gì về sự khác nhau giữa khán giả miền Bắc và miền Nam?

Khán giả hai miền do có hai không gian lịch sử phát triển khác nhau cho nên sẽ có những thị hiếu thưởng thức nghệ thuật khác nhau. Cải lương miền Nam đã từng có những thời kì cực thịnh, nhưng cho đến thời điểm này có thể nói đang rơi vào trạng thái khủng hoảng trầm trọng nhất từ trước tới nay. Trong khi đó thì cải lương Bắc lại có những dấu hiệu, điểm sáng mà ở đây khán giả và đồng nghiệp đều thừa nhận điều đó.

Thực ra khán giả 2 miền Nam Bắc có những gu thưởng thức nghệ thuật khác nhau, nhưng gu thưởng thức của khán giả hiện đại của 2 miền thì đang dường như có chung một quan điểm giống nhau. Tất nhiên là cũng có dấu ấn văn hóa của từng miền, nhưng nó đã gần nhau hơn. Hiện nay, các bạn trẻ có đưa cải lương vào một số tiết mục biểu diễn trong chương trình truyền hình thực tế như: Gương mặt thân quen, hay Chuông vàng vọng cổ...

- Vậy, theo anh đây có phải là một tín hiệu vui cho nghệ thuật cải lương đến gần hơn với khán giả?

Cái này thì phải rất thấu đáo. Nói vui là có vui. Bởi vì những nhân tố của sân khấu cải lương đã trở lại với sân khấu giải trí. Tuy nhiên, vui ở đó thôi nhưng cũng nên đánh giá một cách thấu đáo rằng các chương trình đó không phải chương trình nào cũng giống nhau, món ăn phải được thay đổi thường xuyên, người ta chán ăn món ăn quốc tế hóa rồi thì phải quay lại với các món ăn dân tộc.

Đây có lẽ cũng chỉ là sự thay đổi ở khẩu vị mà thôi. Tuy nhiên đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng vì khẩu vị của họ đã quay lại với nghệ thuật truyền thống, nhưng để nói rằng đó là cứu cánh cho nghệ thuật truyền thống thì tôi nghĩ là không có hi vọng. Cho nên chúng ta cũng nên nhìn nhận tốt đẹp về điều này mà đón nhận những yếu tố tích cực của nó vì dù sao nó cũng làm cho khán giả truyền hình thấy thích thú và yêu hơn những giá trị truyền thống mà trước đây họ không để ý đến.

Xin cảm ơn anh và chúc anh sức khỏe, thành công!

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.
Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội; khẩn trương hoàn thành rà soát lại một số nội dung về nguồn vốn Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để đủ điều kiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động