Ngành Ngân hàng tăng cường các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do ngập mặn
Ngày 23/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức họp trực tuyến nhằm đánh giá tình hình thiệt hại và khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra tại 5 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), gồm: Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Cà Mau, Kiên Giang; đồng thời đẩy mạnh triển khai các giải pháp về tín dụng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại.
Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh vùng ĐBSCL nêu rõ thực trạng hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng diễn ra ở mức độ gay gắt hơn và dự kiến sẽ tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân, doanh nghiệp vùng ĐBSCL trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Ngành Ngân hàng họp trực tuyến tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng do ngập mặn |
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, ngành ngân hàng đã triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn đã được thực hiện rất sớm, từ năm 2016 - là thời điểm đánh dấu tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ở mức độ gay gắt nhất hơn 100 trăm năm qua. Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 09/3/2016 để chỉ đạo NHNN chi nhánh các tỉnh, các tổ chức tín dụng chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi vay; tiếp tục cho vay mới để khách hàng khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất.
Trong đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay, NHNN cũng kịp thời có Văn bản số 1835/NHNN-TD ngày 18/3/2020 yêu cầu NHNN chi nhánh 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và các tổ chức tín dụng (bao gồm cả NHCSXH) chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, diễn biến tình trạng xâm nhập mặn và thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo quy định; đồng thời cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của người dân.
Cùng với đó, NHNN đã quyết liệt triển khai các các cơ chế, chính sách, chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là thế mạnh của vùng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, đổi mới quy trình, đơn giản hóa thủ tục cho vay và tạo thuận lợi trong tiếp cận tín dụng, khẩn trương triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, việc giải quyết tình trạng này không phải là chuyện một sớm một chiều mà cần nhiều giải pháp tổng thể, căn cơ, đồng bộ từ phía các bộ, ngành, địa phương trong vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL. Phó Thống đốc cho biết, với tinh thần đồng hành, chia sẻ khó khăn cùng người dân, doanh nghiệp vùng ĐBSCL, ngành Ngân hàng sẵn sàng cung ứng đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng người dân, doanh nghiệp trong vùng, cũng như thực hiện các giải pháp tín dụng giúp bà con vượt qua khó khăn, ổn định, duy trì và phát triển sản xuất.
Trong những năm qua, Ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong việc chủ động đề xuất, quyết liệt triển khai nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp đồng bộ về tín dụng, ngân hàng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vùng ĐBSCL được Chính phủ, các tổ chức Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp, người dân đánh giá cao.
Các cơ chế, chính sách cho vay nói chung và cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cụ thể từ trồng lúa, thu mua lúa gạo đến xuất khẩu, hay nuôi trồng thủy sản…đều được triển khai kịp thời và có những hỗ trợ cần thiết khi các ngành này gặp khó khăn như: tập trung nguồn vốn với thời hạn và lãi suất hợp lý để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thương nhân kinh doanh, đầu tư, chế biến lương thực, thủy sản; xem xét tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp để đảm bảo đủ nguồn vốn thu mua lúa gạo cho người nông dân nhằm giúp giá lúa gạo không bị giảm sâu, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa.
Bên cạnh đó, các ngân hàng đã cung cấp nguồn vốn tín dụng quan trọng cho các dự án trọng điểm quốc gia. Trong đó, Ngành Ngân hàng cùng với Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Tiền Giang đã rất tích cực xử lý nguồn vốn BOT cho dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là dự án lớn và có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55