Ngăn chặn trục lợi bất chính từ mua nhà trên giấy
Còn kẽ hở
Có một điều lạ, khi thị trường vàng, chứng khoán nói chung, thị trường bất động sản nói riêng nóng lên thì nhà nhà đổ tiền đầu tư; còn khi lạnh, giá rẻ thì giao dịch lại rất ít. Nắm bắt được “văn hóa” kinh doanh này, không ít doanh nghiệp xây dựng đã tìm mọi cách để có dự án, vẽ ra rồi quảng cáo, PR rùm beng nhằm hút tiền của khách hàng. Không ít dự án “trên giấy”, chưa được phê duyệt đầu tư nhưng cũng động thổ, tiến hành xây dựng, khách hàng tưởng thật... đổ tiền vào; có những dự án, tuy có giấy phép, nhưng tiến hành động thổ, hút tiền của khách.. rồi đắp chiếu để đấy. T
hực ra nếu chiếu theo quy định của các văn bản quy phạm pháp quy, việc huy động vốn của đối tác, trong đó có khách hàng là không sai. Như trước năm 2014, để triển khai Luật Nhà ở (khi đó) và Nghị định 71 của Chính phủ thi hành Luật Nhà ở (2010), Bộ Xây dựng và các bộ liên quan đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 16, theo đó chủ đầu tư được phép huy động vốn của khách hàng, khi thi công xong phần móng. Nghĩa là khi chủ đầu tư làm xong phần móng thì còn có quyền huy động vốn của khách hàng không hạn chế.
Việc quy định cho phép bán nhà hình thành trong tương lai đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Cái chính, do khâu hậu kiểm hoặc buông lỏng quản lý của các cấp dẫn đến quy định của luật bị lách. Chủ đầu tư khi triển khai dự án cũng chẳng cần minh bạch thông tin xem dự án đó được phê duyệt hay chưa, cứ tiến hành động thổ PR trên các phương tiện thông tin đại chúng... khách hàng thấy vậy “rỉ tai” nhau đổ tiền vào để “lướt sóng”.
Kết quả, chẳng cần phải xong phần móng như quy định, công trình mới tiến hành động thổ các căn hộ đã được bán hết veo. Chủ đầu tư tha hồ lách luật nhưng các cơ quan chức năng cũng không có động thái gì. Khi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) được kỳ họp thứ 8 của QH thông qua cũng đã siết chặt hơn: Muốn huy động vốn chủ đầu tư phải đạt được tiến độ hoàn thành xong móng, hạ tầng…và phải báo cáo với cơ quan quản lý về kế hoạch bán hàng và được cơ quan quản lý chấp thuận. Đặc biệt, chủ đầu tư phải được một ngân hàng thương mại bảo lãnh về vốn, nếu không hoàn thành được cam kết thì ngân hàng phải hoàn trả tiền cho khách hàng.
Quy định là vậy, song trong lúc khó khăn như hiện nay, chẳng ngân hàng nào dại bảo lãnh tài chính cho dự án để chuốc lấy tội vào thân. Và thực tế, chuyện lách luật vẫn tiếp tục diễn ra, vẫn có không ít dự án động thổ, hoàn thành móng là huy động vốn.
Lời cảnh tỉnh cho khách hàng
Thu nhập bình quân của người Việt hiện chỉ khoảng 2.000 USD/năm, nên để mua được nhà thương mại là rất khó, đặc biệt là các gia đình công nhân, người lao động thu nhập thấp. Do đó tới đây vẫn cần rất nhiều dự án nhà ở xã hội. Cần đa dạng hóa các phân khúc nhà ở chứ không chỉ tập trung ở phân khúc cao cấp dành cho người lắm tiền. Trong năm 2015, Bộ Xây dựng sẽ cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, phân loại, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa các dự án bất động sản, tăng cường nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có giá thấp để người dân được tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng nhà ở 30.000 tỷ đồng, tiến tới ai cũng phải có nhà ở Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng |
Bình luận về sự cố dự án B5 Cầu Diễn, một cán bộ của Thành ủy cho rằng: Nếu không kể đến yếu tố lơi là trong công tác quản lý, thì phải kể đến sự hám lợi của cả hai bên. Chủ đầu tư lợi dụng cả tin của khách hàng để chiếm dụng vốn, còn khách hàng hoặc là không hiểu luật hoặc cố tình tham gia dự án đầu cơ. Họ tìm mọi cách mua được nhà dự án, để bán qua tay kiếm lời. Vấn đề đặt ra nếu khách hàng tỉnh táo, sẽ không xảy ra điều đó. (Dự án mua nhà qua tay để lướt sóng đa số là người có tiền, viên chức, công nhân lao động không bao giờ với tới được- PV).
Để không còn những sự cố như B5 Cầu Diễn, khách hàng nên đăng ký mua nhà qua sàn giao dịch bất động sản được nhà nước cho phép; hoặc khi tiến hành tham gia, đầu tư dự án phải có ý kiến của các văn phòng luật sư, thậm chí ủy quyền cho văn phòng luật sư trong giao dịch mua bán bất động sản. Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Mạnh Hà cảnh báo: Trước khi mua nhà người dân phải tìm hiểu thật kỹ xem doanh nghiệp đủ điều kiện bán nhà trên giấy chưa để tránh gặp phải những rủi ro khi mua nhà hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi khách hàng chân chính, trong các nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) cần quy định nghiêm ngặt hơn về điều kiện được phép huy động vốn. Nếu vẫn giữ nguyên điều kiện chủ đầu tư hoàn thiện hạ tầng, xây xong phần móng được huy động vốn thì quá thoáng. Cạnh đó, nếu không có những quy định về minh bạch hóa thông tin, thì những người thu nhập thấp vẫn khó tiếp cận với nhà ở.
Tuệ giang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35