Nâng cao vai trò giám sát của tổ chức công đoàn
![]() | Hợp sức xây dựng Công đoàn vững mạnh |
![]() | Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh: Chú trọng cả về chất và lượng |
![]() | Chủ động thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của tổ chức Công đoàn |
Đặc biệt, sau khi có những hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy Hà Nội về triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ chính trị (khoá XI) ban hành Quy chế về giám sát phản biện xã hội và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội; tổ chức công đoàn Thủ đô đã ban hành văn bản hướng dẫn các cấp Công đoàn tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW và Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ chính trị đến đoàn viên, CNVCLĐ việc tham gia giám sát, phản biện xã hội; góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; đảm bảo dân chủ, khách quan và trên tinh thần xây dựng. LĐLĐ Thành phố cũng chỉ đạo các cấp công đoàn chủ trì giám sát những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đến đoàn viên, CNVCLĐ; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
![]() |
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Thị Tuyến khen thưởng các đơn vị có thành tích trong công tác phối hợp chỉ đạo hội nghị cán bộ công chức viên chức, hội nghị người lao động năm 2018 |
Quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện nề nếp
Vai trò giám sát của tổ chức công đoàn được thể hiện ở nhiều nội dung, trong đó có việc chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phối hợp tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức, hội nghị người lao động.
Hàng năm, LĐLĐ Thành phố sẽ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt hoạt động giám sát và phản biện xã hội theo đúng quy định của Đảng và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; báo cáo cấp ủy, chính quyền cùng cấp phê duyệt tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện; Tập trung lựa chọn, xác định nội dung giám sát thiết thực, ưu tiên những vấn đề nóng, bức xúc, liên quan đến việc thực hiện các chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương, tiền thưởng, công tác ATVSLĐ, chất lượng bữa ăn ca, điều kiện làm việc, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. |
Số liệu từ LĐLĐ Thành phố cho thấy, trong 5 năm qua, hàng năm đã có 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức; 65,79% doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động; 41,50% đơn vị xây dựng được Quy chế hội nghị người lao động; 36,71% đơn vị xây dựng được Quy chế đối thoại tại nơi làm việc; 97,09% cơ quan, đơn vị đã bầu Ban Thanh tra nhân dân; 100% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ký được Quy chế phối hợp thực hiện Quy chế dân chủ với chính quyền đồng cấp… qua đó đã góp phần phát huy dân chủ, ý thức của người lao động trong tham gia quản lý, chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp.
Nhiều công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã làm tốt việc thực hiện quyền đại diện tập thể người lao động tham gia đóng góp ý kiến vào xây dựng nội quy lao động của doanh nghiệp, nhằm hoàn thiện hồ sơ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và hội nghị cán bộ Cán bộ công chức, viên chức hàng năm, các CĐCS đã thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, giám sát đối với cơ quan, thủ trưởng cơ quan trong việc tuân thủ pháp luật về công tác thu chi tài chính, sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức...
Các CĐCS khối doanh nghiệp SXKD cũng đã phát huy tốt vai trò đại diện trong việc thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc, thông qua việc tổ chức Hội nghị người lao động, đối thoại, thương lượng ký kết TƯLĐTT, giám sát thực hiện TƯLĐTT và pháp luật có liên quan đến người lao động, xây dựng mối quan hệ dân chủ, đoàn kết, thống nhất và cùng phát triển.
Ở cấp thành phố, hàng năm, LĐLĐ Thành phố phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy, Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị-xã hội Thành phố giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ tại 15 quận, huyện, thị xã; giám sát về thực hiện các chính sách pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm, PCCC...
Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng, thông qua hoạt động giám sát, các cấp công đoàn đã nắm tình hình thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Quy chế dân chủ cơ sở, nắm thực tế đời sống, lao động, việc làm; việc thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật lao động, Luật công đoàn, luật BHXH, công tác ATVSLĐ đối với người lao động, từ đó có ý kiến, kiến nghị tới các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có biện pháp thực hiện ngày càng tốt hơn các quy định của Đảng và Nhà nước.
“Cũng từ công tác kiểm tra, giám sát, CNVCLĐ ngày càng ý thức hơn về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện Quy chế dân chủ và các nội quy, Quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Việc giải quyết chế độ chính sách cho CNVCLĐ được các cơ quan, đơn vị, chủ sử dụng lao động quan tâm; việc tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức, hội nghị người lao động ngày càng đi vào nền nếp, đúng quy định”- Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng cho biết.
Tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của tổ chức công đoàn
Bên cạnh việc chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, vai trò giám sát của tổ chức công đoàn Thủ đô còn được thể hiện ở các nội dung như giám sát thông qua phối hợp với các sở, ngành Thành phố tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật liên quan đến CNVCLĐ; giám sát thông qua giải quyết đơn thư, tranh chấp lao động và tham gia điều tra tai nạn lao động trên địa bàn Thành phố…và đều đạt hiệu quả thiết thực.
Tuy nhiên, LĐLĐ Thành phố cũng thẳng thắn nhìn nhận bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát của các cấp công đoàn Thủ đô trong những năm qua vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế.
Một trong số những tồn tại hạn chế đó là việc lựa chọn nội dung giám sát và phản biện chưa phù hợp, còn lúng túng; chưa xây dựng được kế hoạch giám sát, phản biện hàng năm; kết quả giám sát và phản biện xã hội một số nơi chưa cao, ý kiến phản biện còn ít; một số nơi làm hình thức, thụ động; còn biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm; xuôi chiều, việc theo dõi đôn đốc thực hiện sau giám sát và phản biện có nơi làm chưa tốt.
Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động giám sát, phản biện của tổ chức công đoàn trình độ chuyên môn, kiến thức am hiểu pháp luật, nắm về nội dung giám sát phản biện chưa sâu nên hiệu quả giám sát, phản biện xã hội một số nơi còn thấp. Công tác giám sát của tổ chức công đoàn mới thực hiện tập trung chủ yếu ở cơ sở các cơ quan, doanh nghiệp; hoạt động giám sát đối với chính quyền và các cơ quan chuyên môn đồng cấp về thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương còn ít.
Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng cho biết, để hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn hiệu quả hơn nữa, LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các cấp công đoàn trong thời gian tới tiếp tục quán triệt sâu rộng trong CNVCLĐ và các cấp Công đoàn nội dung Quyết định số 217-QĐ/TW, 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị, về giám sát và phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Cùng đó, các cấp công đoàn Thành phố cũng sẽ đa dạng hóa hình thức giám sát, phản biện, góp ý của tổ chức Công đoàn, duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc, đối thoại với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp Thành phố và cấp quận, huyện, thị xã.
Hàng năm, LĐLĐ Thành phố sẽ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt hoạt động giám sát và phản biện xã hội theo đúng quy định của Đảng và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; báo cáo cấp ủy, chính quyền cùng cấp phê duyệt tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện; Tập trung lựa chọn, xác định nội dung giám sát thiết thực, ưu tiên những vấn đề nóng, bức xúc, liên quan đến việc thực hiện các chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương, tiền thưởng, công tác ATVSLĐ, chất lượng bữa ăn ca, điều kiện làm việc, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Đặc biệt các cấp công đoàn Thành phố sẽ thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng và các kiến nghị, đề xuất của đoàn viên, CNVCLĐ, từ đó giám sát, phản biện, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời, tránh những bức xúc dẫn đến đình công, ngừng việc tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hòa trên địa bàn Thành phố.
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công an Hà Nội điều động 6 cán bộ đặc biệt tinh nhuệ sang Myanmar

Dự báo giá USD tuần tới: Giá USD ngân hàng sẽ neo ở mức cao

Dự báo giá xăng, dầu tuần tới có thể tăng nhẹ

Người phụ nữ bị lừa 150 triệu khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng dưới 1 triệu đồng nhập qua thương mại điện tử
Tin khác

LĐLĐ quận Long Biên - LĐLĐ tỉnh Hậu Giang chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn
Hoạt động 28/03/2025 21:29

Phát động 2 cuộc thi trong công nhân, viên chức, lao động Thủ đô
Hoạt động 28/03/2025 14:31

Hà Nội: Biểu dương điển hình đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”
Hoạt động 28/03/2025 12:49

Tổ chức đa dạng hoạt động trong Tháng Công nhân năm 2025
Hoạt động 27/03/2025 22:16

Công đoàn triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí
Hoạt động 27/03/2025 21:50

48 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh "Nét đẹp người lao động Long Biên" lần thứ I năm 2025
Hoạt động 27/03/2025 19:50

Hội nghị người lao động Công ty TNHH May xuất khẩu Đại Nghĩa năm 2025
Hoạt động 27/03/2025 17:14

Sinh hoạt Câu lạc bộ Nữ khoa học LĐLĐ thành phố Hà Nội kỳ 1 năm 2025
Hoạt động 27/03/2025 14:43

Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong hệ thống Công đoàn
Hoạt động 27/03/2025 14:34

LĐLĐ thành phố Hà Nội trao đổi kinh nghiệm hoạt động Công đoàn với LHCĐ Hàn Quốc khu vực Jeju
Hoạt động 26/03/2025 19:53