Nâng cao mức hài lòng của người dân khi giải quyết thủ tục hành chính
Tại cuộc họp mới đây của Ban Chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức”, nhiều sở, ngành, quận, huyện cho biết, kết quả đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức về sự phục vụ tại nhiều cơ quan trong thực hiện TTHC đã đạt mức khá trở lên. Đây chính là tiền đề quan trọng để triển khai những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Người dân làm thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm. (ảnh: NC) |
Cụ thể, với thủ tục đăng ký kinh doanh, mức độ hài lòng đạt 74,8%; thủ tục khám chữa bệnh đạt 72,1%; cấp phép xây dựng đạt 82,7%; đo lường chất lượng 80%... Riêng với 8 dịch vụ hành chính công thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, có hai dịch vụ đạt mức hài lòng tới 98%, hai dịch vụ đạt 95%, một dịch vụ đạt 90%, hai dịch vụ đạt 85%, một dịch vụ đạt 82,5%...
Theo BCĐ Chương trình 08-CTr/TU, từ năm 2018 đến nay, mức hài lòng của tổ chức, công dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính được nâng lên cũng nhờ việc đối thoại với công dân về TTHC được đẩy mạnh, nhiều kiến nghị của người dân, doanh nghiệp đã được tháo gỡ...
Thực tế nhiều quận, huyện, xã, phường gần đây, những TTHC còn cồng kềnh, rườm rà đã được rà soát, báo cáo Thành phố cắt giảm. Đối với huyện Thường Tín, sự hài lòng của người dân chính là kết quả từ quyết tâm trong cả hệ thống chính trị huyện để ngày càng tăng chất lượng giải quyết TTHC. Theo khảo sát của huyện thông qua phát phiếu tại bộ phận một cửa cho thấy, cấp huyện gần 90%, cấp xã gần 70% “rất hài lòng”; cả hai cấp không có ý kiến “không hài lòng”.
Còn tại phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm), mức hài lòng của người dân ngày càng tăng nhờ phường triển khai mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện và trách nhiệm” đến mọi bộ phận chuyên môn. Trong đó, đã lắp bảng biểu về “5 rõ”, “5 biết” (biết nghe dân nói, biết nói dân hiểu, biết làm dân tin, biết xin lỗi, biết cảm ơn), “3 không” (không chậm trễ giải quyết hồ sơ và công việc, không sách nhiễu phiền hà Nhân dân, không để công dân đi lại nhiều lần)… Hình ảnh bộ phận một cửa gắn liền “nụ cười công sở” và trang phục lịch sự, ứng xử nhã nhặn của cán bộ công chức khi giải quyết TTHC đã giúp chính quyền phường “tăng điểm” đáng kể trong đánh giá của người dân.
Trong năm 2019, UBND Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo yêu cầu mọi cơ quan, đơn vị hướng tới mục tiêu chung là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Muốn làm được, phải thực hiện tốt 2 quy tắc ứng xử, 100% hồ sơ thực hiện qua một cửa, một cửa liên thông đúng hạn, chất lượng; tiếp tục rà soát cắt giảm TTHC... Đặc biệt, bỏ ngay tư duy “cái gì không quản được thì cấm” mà cần hướng tới “người dân, doanh nghiệp được làm mọi việc pháp luật không cấm”.
Để hiện thực những mục tiêu, từ Thành phố đến cấp cơ sở nhỏ nhất, những giải pháp mạnh mẽ đã được triển khai cụ thể. Chủ tịch UBND xã Đặng Xá (huyện Gia Lâm) Đoàn Văn Bắc cho biết, năm nay, xã đặt mục tiêu 100% hồ sơ được giải quyết đúng, trước hẹn; tối thiểu 10% hồ sơ được tiếp nhận, trả kết quả qua bưu chính. Xã sẽ thực hiện nghiêm việc xin lỗi công dân khi để hồ sơ quá hạn; đồng thời mở rộng, chú trọng các kênh thông tin trực tuyến để tiếp nhận phản ánh của người dân về giải quyết TTHC.
Còn theo lãnh đạo phường Đống Mác (quận Hai Bà Trưng), năm nay phường xác định phải xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức có phong cách ứng xử chuẩn mực, chuyên nghiệp cao trong thực thi nhiệm vụ trên tinh thần “lấy sự hài lòng của người dân và phát triển của doanh nghiệp là tiêu chí đánh giá mức hoàn thành công việc”. Phường sẽ tăng cường nắm bắt nguyện vọng, kiến nghị cũng như mức hài lòng của người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, điều tra xã hội học; đảm bảo mọi người dân được biết, bàn, tham gia những công việc của chính quyền liên quan quyền lợi hợp pháp của họ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59