Nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động tư pháp
Bài 2: Truy tố đúng người, đúng tội | |
Hiệu quả trong cải cách và hoạt động tư pháp |
Giám sát hoạt động tư pháp là một nhiệm vụ khó
Đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị “Trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác giám sát các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp” do Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội tổ chức mới đây cho thấy, hoạt động của HĐND các cấp thành phố trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, luôn đổi mới theo hướng thiết thực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả góp phần khẳng định vị trí, vai trò của HĐND, trong đó có sự đóng góp rất lớn của Ban Pháp chế.
Hội nghị “Trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác giám sát các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp” do Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội tổ chức |
Theo đại diện Ban Pháp chế HĐND các quận Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Đống Đa và các huyện Chương Mỹ, Hoài Đức, Mê Linh, từ khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương, hoạt động giám sát của Thường trực, Ban Pháp chế HĐND từ cấp thành phố đến các quận, huyện, thị đã có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng và chất lượng, hiệu quả các cuộc giám sát được nâng lên nhiều so với trước.
Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu, giám sát hoạt động thuộc lĩnh vực tư pháp mang tính chuyên môn sâu, phạm vi giám sát rộng, trong khi đó các thành viên Ban Pháp chế HĐND có trình độ, năng lực và lĩnh vực hoạt động khác nhau.
Trưởng Ban Pháp chế HĐND Thành phố Nguyễn Hoài Nam cho biết, thực tiễn thẩm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp là nội dung khó, đòi hỏi thành viên Ban Pháp chế HĐND có trình độ chuyên môn, am hiểu sâu về lĩnh vực tư pháp, nhất là các khâu trong tố tụng hình sự, dân sự. Nhưng do nhiều đại biểu tham gia HĐND lần đầu; các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp sửa đổi, bổ sung thường xuyên, trong khi đại biểu không cập nhật thông tin, thiếu kỹ năng, phương pháp, cách thức thẩm tra… dẫn đến chất lượng giám sát, thẩm tra chưa cao.
Còn theo Trưởng Ban Pháp chế HĐND huyện Hoài Đức Nguyễn Thanh Tú, thông tin của Ban Pháp chế dựa vào cơ quan chịu sự giám sát cung cấp. Cũng do trình độ chuyên sâu hạn chế, nên thành viên Ban Pháp chế thường có rất ít ý kiến phản biện trong quá trình giám sát nên khó tránh khỏi việc giám sát hình thức.
Mặt khác, các cơ quan chịu sự giám sát nhận thức chưa khách quan, coi giám sát là tìm khuyết điểm, dẫn đến phát sinh tâm lý không cởi mở, báo cáo một số lĩnh vực còn hình thức, làm cho việc xem xét, đánh giá thiếu cơ sở khách quan.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng cho hay, hiện có thực trạng việc phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội ở cấp huyện nhiều lúc còn hạn chế, chồng chéo, chưa sử dụng hiệu quả các kết luận kiểm tra, giám sát của các cơ quan đối với lĩnh vực tư pháp. Ngoài ra, vẫn còn thiếu hụt các quy định hướng dẫn cụ thể về các biện pháp hữu hiệu để theo dõi, kiểm tra việc tiếp thu, giải quyết các kiến nghị sau giám sát.
Một số thành viên Ban Pháp chế HĐND quận Đống Đa và các huyện Mê Linh, Chương Mỹ, Thạch Thất cũng cho rằng, do các ban pháp chế cấp huyện chưa xây dựng rõ cơ chế, hình thức, phương pháp giám sát; thêm việc chuyên môn chưa sâu, nên trong quá trình giám sát chưa nắm hết những tồn tại, hạn chế của các cơ quan tư pháp, nhất là việc xác định giữa yếu tố tiêu cực hay năng lực cán bộ tác động đến chất lượng hoạt động điều tra, kiểm sát, xét xử.
Đặc biệt, hiện nay, việc chất vấn đối với lãnh đạo các cơ quan tư pháp còn ít, chưa thường xuyên, chủ yếu mới mang tính sự vụ dư luận quan tâm; số lượng các cuộc giám sát chuyên đề cũng chưa nhiều. Việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết các kiến nghị sau giám sát chưa quyết liệt. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giám sát các cơ quan tư pháp.
Thành viên Ban Pháp chế cần am hiểu pháp luật
Tại Hội nghị, đa số các đại biểu đều thống nhất cho rằng, muốn giám sát tốt các hoạt động thuộc lĩnh vực tư pháp, cần phải tìm hiểu rõ thông tin qua các kênh như: Kiến nghị cử tri, cơ quan cấp trên của đơn vị chịu sự giám sát; nghiên cứu các chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan chịu sự giám sát để giám sát kết quả thực hiện.
Bên cạnh đó, mỗi đại biểu cần nghiên cứu kỹ các văn bản, quy định liên quan; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, qua đó mới có thể giám sát chuyên sâu. Trưởng Ban Pháp chế HĐND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Xuân Ứng chia sẻ, muốn giám sát chuyên sâu, phải lựa chọn được nhân sự thành viên ban pháp chế là đại biểu có kiến thức về pháp luật, đã hoặc đang công tác trong các lĩnh vực hoạt động tư pháp như phòng tư pháp quận, huyện; hội luật gia; thanh tra…
Ngoài thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng, mỗi thành viên ban pháp chế cần nâng cao trách nhiệm, tránh biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm trong quá trình giám sát. Thành viên đoàn giám sát phải có quan điểm rõ ràng nếu cơ quan chịu sự giám sát báo cáo chưa đúng, hoặc chưa đủ.
Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban Pháp chế HĐND quận Hà Đông Lương Huệ Minh kiến nghị, thành phố cần có sự chỉ đạo chung về sự phối hợp chung của thành phố đối với sự phối hợp cho hoạt động giữa các Ban Pháp chế quận, huyện với các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp đồng cấp.
Cùng với đó, HĐND Thành phố cũng có hướng dẫn cụ thể về những tiêu chí, bố cục, nội dung chung cần có của một báo cáo thẩm tra, giám sát lĩnh vực tư pháp tại kỳ họp. Qua đó, để mỗi ban, mỗi đại biểu HĐND áp dụng trên cơ sở thực tiễn giám sát, thẩm tra tại địa phương mình.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng kiến nghị cần duy trì và phát thanh trực tiếp việc chất vấn các hoạt động tư pháp tại các kỳ họp HĐND quận đối với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND, Chủ tịch UBND quận; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND quận đối với các hoạt động tư pháp cùng cấp theo hướng thế hiện rõ quan điểm, có lý lẽ thuyết phục về những vấn đề nhất trí, không nhất trí với nội dung báo cáo đã nêu.
Trưởng Ban Pháp chế HĐND Thành phố Nguyễn Hoài Nam khẳng định, hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động giám sát của Ban Pháp chế các quận, huyện, thị xã đối với các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp hiện tại tương đối đầy đủ.
Vấn đề cốt yếu thời gian tới là lãnh đạo, thành viên các ban pháp chế dành thời gian nghiên cứu kỹ tài liệu, cập nhật kịp thời những vấn đề mới trong các quy định pháp luật, nắm chắc thẩm quyền, trách nhiệm, quy trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan mình giám sát.
Bên cạnh đó, các Ban Pháp chế cấp huyện cũng cần bám sát chặt chẽ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, ban cải cách tư pháp cùng cấp; chú trọng nắm bắt thông tin từ cơ quan cấp trên, qua đơn thư của người dân, thông qua hoạt động giám sát, qua báo chí và phải biết chọn lọc thông tin. Có như vậy, công tác giám sát mới đạt chất lượng, phản ánh thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04