Hội chợ hàng thủ công truyền thống 2017:

Nâng cao giá trị của sản phẩm thủ công

Trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sản phẩm thủ công truyền thống, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc thiểu số làm ra, luôn thất thế hơn trong sự cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Vì thế, để bảo tồn và phát huy những nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, Hội chợ hàng thủ công truyền thống đã và đang trở thành cầu nối giúp sản phẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc phát triển bền vững và đến gần hơn với người tiêu dùng.
tin nhap 20171121101452 Cơ hội cho hàng thủ công mỹ nghệ mở rộng thị trường
tin nhap 20171121101452 Hơn 650 gian hàng tham gia Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội
tin nhap 20171121101452 Phát động cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mĩ nghệ Hà Nội năm 2014

Cơ hội quảng bá sản phẩm

Hiện nay, liên tiếp các hội chợ kết nối giao thương được mở ra tại các tỉnh, thành phố… đã trở thành một trong những cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội tìm kiếm thị trường, kết nối sản phẩm. Tuy nhiên, trong tất cả các chương trình kết nối giao thương có thể thấy, nhóm sản phẩm truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số gần như “mất tích”. Lý giải về vấn đề này, nhiều người cho rằng phần lớn là do họ thiếu kinh tế, thiếu sự định hướng và kết nối cộng đồng…

Trước bối cảnh các hội chợ đang bị “bão hòa”, có thể nói, việc hội chợ hàng thủ công truyền thống do Craft Link - một tổ chức phi Chính phủ, phi lợi nhuận và công bằng thương mại tổ chức với mục đích trợ giúp các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm khuyết tật và các nhóm làng nghề… khôi phục nền văn hóa truyền thống và tăng thêm thu nhập cho thợ thủ công nghèo, đã và đang nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ người tiêu dùng. Đặc biệt là với các đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất.

tin nhap 20171121101452
Hội chợ hàng thủ công truyền thống thu hút nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng Thủ đô và du khách quốc tế.

Hội chợ hàng thủ công truyền thống năm 2017 do Craft Link tổ chức ngày 18/11 vừa qua, đã thu hút 48 gian hàng và quy tụ nhiều nhóm sản xuất từ các địa phương trong cả nước. Trong đó, có 25 quầy hàng thuộc nhóm dân tộc thiểu số như Thái, Tày, H’Mông, Dao... 25 quầy thuộc các nhóm khuyết tật và làng nghề truyền thống. Điều đó cho thấy, sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khá đa dạng, phong phú.
Chị Mùa Y Gánh đại diện nhóm sản xuất thêu thổ cẩm truyền thống của người H’Mông xanh (ở Mai Châu, Hòa Bình) chia sẻ, tham gia hội chợ không chỉ là cơ hội để sản phẩm truyền thống của bà con người dân tộc H’Mông xanh đến gần hơn với người tiêu dùng và khách du lịch, mà nhóm sản xuất còn được tổ chức giúp đỡ trong việc giới thiệu sản phẩm đến gần hơn với các tổ chức trong và ngoài nước. Qua đó, tạo thương hiệu cho sản phẩm để bảo tồn và phát triển bền vững và chị em có việc làm, có thu nhập ổn định hơn.
Cùng chung quan điểm với chị Gánh, một đại diện của nhóm dệt thổ cẩm truyền thống đến từ Chế Cu Nha (Mù Cang Chải, Yên Bái) cho biết, khi tham gia hội chợ, các nhóm sản xuất truyền thống của người dân tộc thiểu số đến từ các vùng miền trên cả nước, đều nhận được sự hỗ trợ công bằng như nhau. Ngoài ra, các nhóm sản xuất còn được tham gia lớp tập huấn các kỹ năng cần thiết về quản lý như: Làm sổ sách, khôi phục kỹ thuật làm hàng truyền thống, phát triển sản phẩm và marketting…

Khơi dậy giá trị văn hóa các vùng miền

Không chỉ giúp các nhóm sản xuất của người khuyết tật, của đồng bào các dân tộc thiểu số trên khắp cả nước trong việc gìn giữ, phát triển và quảng bá các sản phẩm thủ công truyền thống. Hội chợ hàng thủ công truyền thống còn hỗ trợ các nhóm sản xuất tham gia hội chợ có cơ hội bảo tồn, khôi phục truyền thống văn hóa và phát triển các kỹ năng cho các đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, không chỉ làm tăng thêm thu nhập cho người sản xuất, mà còn góp phần vun đắp thêm lòng tự hào của dân tộc và gìn giữ được những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.

Anh Ngọc Tiến (ở phường Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, khi đến với hội chợ chúng tôi được tiếp cận với các sản phẩm truyền thống, vốn là một trong những giá trị văn hóa giàu bản sắc của các dân tộc thiểu số ở mọi miền đất nước. Tại hội chợ, người tiêu dùng được trực tiếp xem cách người dân tộc thiểu số dệt, thêu, nhuộm sản phẩm… qua đó chúng tôi cảm nhận như mình có được sự trải nghiệm về đời sống, văn hóa của người dân tộc thiểu số ở khắp nơi.

Qua quy mô cũng như số lượng gian hàng tham gia hội chợ, những du khách như chúng tôi có thể cảm nhận rõ được sự nỗ lực, cũng như tâm huyết trong lao động của những người thợ thủ công nơi đây”, anh Tiến cho hay.

Chia sẻ về ý tưởng cũng như mục đích của Hội chợ hàng thủ công truyền thống, bà Trần Tuyết Lan, đại diện tổ chức Craft Link cho biết, hội chợ là một hoạt động thường niên nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm truyền thống của các nhóm dân tộc thiểu số, người khuyết tật và nhóm làng nghề và những nét văn hóa truyền thống của họ. Thông qua hội chợ, các nhóm sản xuất không chỉ bán được hàng, tăng thêm thu nhập mà còn là dịp để giao lưu trực tiếp với du khách, giúp họ hiểu rõ hơn về thị hiếu và thói quen tiêu dùng.

Cũng theo bà Lan, khi tham gia hội chợ, khách hàng không chỉ đến để mua các sản phẩm thủ công truyền thống, mà còn được xem các tiết mục văn nghệ đặc sắc, đậm đà tính dân tộc như: Múa sạp người Thái, múa khèn của người H’Mông, dệt thổ cẩm… Đặc biệt, các em nhỏ còn được tham gia các hoạt động hữu ích miễn phí như: Tập làm các sản phẩm thủ công, làm thiệp chúc mừng, làm vòng tay, tô mầu các mẫu hoa văn dân tộc thiểu số… Thông qua những hoạt động này, các em sẽ hiểu rõ hơn về quy trình làm hàng thủ công truyền thống, đồng thời nhận thức được giá trị của lao động và đây sẽ là những kiến thức quý báu để các em mang theo trong suốt cuộc đời.

Có thể nói, trước hiện thực hàng thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đang dần bị mai một, việc tổ chức một hội chợ vừa mang ý nghĩa kết nối, lại vừa mang mục đích bảo tồn và giới thiệu những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đã và tạo ra nét riêng đầy thu hút. Qua đó, các sản phẩm truyền thống, các giá trị văn hóa dân tộc không chỉ được bảo tồn mà còn phát triển một cách bền vững.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.

Tin khác

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Chưa từng có trong lịch sử, thị trường vàng thế giới chao đảo theo những cơn sóng địa chính trị tại một số điểm nóng. Vàng thiết lập đỉnh mới liên tục rồi chạy biên độ ngang dọc, lên xuống, khó lường. Trong sáng nay (23/4), những thông tin mới về địa chính trị cũng như các chỉ số kinh tế Mỹ có dấu hiệu tươi sáng hơn là yếu tố then chốt thúc đẩy giá vàng thế giới rơi thẳng đứng.
Rạng Đông tiếp tục bứt phát với xu hướng “Chuyển đổi Số - Chuyển đổi Xanh”

Rạng Đông tiếp tục bứt phát với xu hướng “Chuyển đổi Số - Chuyển đổi Xanh”

(LĐTĐ) Thi đua làm theo lời Bác đã đưa Rạng Đông vượt qua mọi thách thức, phát triển, đưa Rạng Đông trở thành doanh nghiệp tiên phong trong ngành chiếu sáng. Năm 2024 cũng là năm khởi đầu cho một Rạng Đông mới - Rạng Đông nghệ cao, Rạng Đông của xu hướng chuyển đổi kép: Chuyển đổi Số - Chuyển đổi Xanh
Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán nổi sóng

Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán nổi sóng

(LĐTĐ) VN-Index tăng 15 điểm trong phiên đầu tuần. Các mã ngân hàng, chứng khoán dẫn đầu đà tăng trong khi thanh khoản thị trường giảm sâu, dòng tiền thận trọng sau cú rơi hơn 100 điểm vừa qua.
Hủy đấu thầu vàng miếng SJC

Hủy đấu thầu vàng miếng SJC

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa có thông báo hủy phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (22/4) do không đủ số doanh nghiệp đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc.
Vàng bất ngờ giảm giá, USD lại nóng lên

Vàng bất ngờ giảm giá, USD lại nóng lên

(LĐTĐ) Sáng nay (22/4), trong khi giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn sụt giảm thì tỷ giá USD vẫn tăng vọt. Hiện giá USD tại các ngân hàng thương mại đã lập đỉnh lịch sử khi bán ra ở mức 25.473 đồng.
Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện với các dự án sử dụng LNG nhập khẩu

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện với các dự án sử dụng LNG nhập khẩu

(LĐTĐ) Bộ Công Thương hiện đang lấy ý kiến công khai đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG.
Sáng mai (22/4) sẽ đấu thầu gần 17.000 lượng vàng miếng

Sáng mai (22/4) sẽ đấu thầu gần 17.000 lượng vàng miếng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng vào 10h sáng ngày 22/4 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Xem thêm
Phiên bản di động