Năm điểm đặc thù khi đầu tư vào start-up

Có 5 điểm đặc thù khi đầu tư vào start-up mà nhà đầu tư và cả các start-up cần nắm bắt.
nam diem dac thu khi dau tu vao start up Hỗ trợ cho các doanh nghiệp Start-up cần cụ thể và nhanh hơn nữa
nam diem dac thu khi dau tu vao start up Những sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp
nam diem dac thu khi dau tu vao start up Bốn điều phụ nữ cần tránh khi khởi nghiệp
nam diem dac thu khi dau tu vao start up Khởi nghiệp: Cần trang bị kiến thức từ môi trường phổ thông
nam diem dac thu khi dau tu vao start up Làn sóng start-up Việt sang "khai sinh" tại Singapore: Thuận lợi nhưng cần cân nhắc
nam diem dac thu khi dau tu vao start up

Start-up có đặc tính đổi mới - sáng tạo và được kỳ vọng tạo ra sự tăng trưởng đột biến so với kinh doanh thông thường hoặc giải quyết nhu cầu xã hội trên cơ sở đặc tính đó. Chúng ta đang chứng kiến hàng ngàn thương vụ đầu tư vào start-up để biến những ý tưởng kinh doanh thành các công ty “kỳ lân” - thuật ngữ để chỉ các công ty start-up có giá trị hàng tỷ đô la. Vốn đầu tư chính là chất xúc tác quan trọng để mô hình kinh doanh của start-up có điều kiện thử nghiệm liên tục, từ giai đoạn “vốn mồi” đến các vòng gọi vốn tăng trưởng (Series A - B - C - D…). Các start-up Việt cũng đang từng bước lớn mạnh trên con đường đó.

Dưới góc nhìn đầu tư, start-up “đúng nghĩa” nên sẵn sàng bắt tay với nhà đầu tư, bởi lẽ bản chất việc đầu tư vào start-up là việc đầu tư vào giá trị “tương lai”, là tiềm năng phát triển đột phá, chứ không phải là việc “chia phần hiện hữu” - khi mà start-up chỉ mới bắt đầu. Điểm đặc thù nào khi nhà đầu tư chọn “danh mục đầu tư” này? Đó là điều không chỉ nhà đầu tư mà các start-up cũng cần nắm bắt.

Đầu tư mạo hiểm: Cần xác định đầu tư vào start-up là khoản đầu tư mạo hiểm. Với tỷ lệ rủi ro cao, dễ thất bại, nhưng cũng có thể phát triển đột biến, tỷ suất lợi nhuận của start-up là điều khó đánh giá so với kênh đầu tư truyền thống. Chính vì vậy, nhà đầu tư thường tìm cách ràng buộc start-up khi đầu tư một cách chặt chẽ nhất.

Tuy nhiên, việc này chỉ có thể mang tính tương đối. Giả sử start-up thất bại, vi phạm mà đi kiện - thắng kiện đi nữa thì thời gian, cơ hội thị trường và thiệt hại có khắc phục và lấy lại được không cũng là điều nên cân nhắc. Vì vậy, nhiều chuyên gia ví von rằng, ràng buộc về pháp lý đôi khi chỉ giữ được “cái chân”, mà không giữ được “cái đầu”, chỉ là “luật chơi” để các bên cùng hướng tới và thực hiện các cam kết của mình.

Tính ổn định thấp: Không chỉ nằm ở nguy cơ kinh doanh thất bại, khả năng phát triển đột phá của start-up cũng có thể dẫn đến sự mất ổn định. Khi nguồn vốn đầu tư được huy động theo nhiều vòng (round) liên tiếp, tỷ lệ sở hữu có thể bị pha loãng liên tục hoặc nhà đầu tư cũ có thể phải liên tục tái đầu tư để giữ tỷ lệ sở hữu kỳ vọng.

Trên thực tế, khi các nhà đầu tư bắt đầu can thiệp việc quản lý, điều hành, thì các vướng mắc, thậm chí xung đột sẽ bắt đầu phát sinh. Điều này làm cơ cấu “quyền lực” trong nội bộ start-up luôn có khả năng thay đổi, “kẻ đi - người ở”. Trong nội bộ, các đồng sáng lập hoàn toàn có thể lựa chọn môi trường làm việc khác, thậm chí khởi động start-up mới mà không bị ràng buộc bởi cam kết lao động (theo luật pháp Việt Nam là vậy). Ràng buộc pháp lý là cần thiết để giữ “luật chơi” và có thể chuyển hóa ràng buộc thành thỏa thuận dân sự.

Mục đích đầu tư linh hoạt khi chọn “danh mục” này: Không chỉ là lợi nhuận, mục đích đầu tư vào start-up còn có thể gắn với các hỗ trợ phát triển cho start-up, hướng đến vòng đầu tư kế tiếp. Nói cách khác, nhà đầu tư thường không chọn con đường chỉ “ngồi đấy” mà hưởng lợi tức thụ động. Điều này đồng thời cho nhà đầu tư quyền lựa chọn về hình thức đầu tư “chủ động” hay “thụ động” trước khi “bơm” vốn. Chỉ có một số ít chọn cách đầu tư “lướt sóng” - tìm kiếm cơ hội thoái vốn nhanh hoặc thực hiện các chiến lược khác về kiểm soát thị phần khu vực hoặc nhằm hạn chế cạnh tranh cùng ngành (có thể hạn chế chính start-up đó).

Bản chất việc đầu tư vào start-up là đầu tư vào giá trị “tương lai”, là tiềm năng phát triển đột phá, chứ không phải là việc “chia phần hiện hữu”.

Tài sản vô hình giữ quyền quyết định: Start-up tại thời điểm đầu thường không sở hữu nhiều tài sản hữu hình như bất động sản, nhà xưởng, máy móc…, thậm chí không có gì ngoài … ý tưởng. Vì vậy, quyền sở hữu tài sản trí tuệ và tài sản vô hình khác, cũng như phương thức định giá tài sản này trong quá trình đầu tư là điều mà các bên luôn quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Tính pháp lý đặc thù: Điểm lưu ý cuối cùng là việc Việt Nam chưa có đầy đủ quy định và hành lang pháp lý cụ thể cho đầu tư vào start-up cũng như quỹ đầu tư mạo hiểm. Việc đầu tư vào start-up hiện nay vẫn thường được áp dụng như doanh nghiệp thông thường khác. Một số hình thức đầu tư linh hoạt vào start-up, như thông qua công cụ đầu tư đặc biệt (Special Purpose Vehicle), cho vay chuyển đổi, hợp tác kinh doanh dự án…, đang dần phổ biến. Việc đầu tư vào start-up cần đảm bảo an toàn pháp lý, nhưng mặt khác, tối đa hóa lợi nhuận đầu tư cũng là điều đáng để cân nhắc.

Theo Lâm Tuấn Minh - LS. Nguyễn Văn Lộc/Báo đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề nghị các cấp Công đoàn Tổng Công ty nghiêm túc hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, trong đó có 8 hoạt động quan trọng.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

(LĐTĐ) Sau gần nửa tháng triển khai, cuộc thi ảnh tập thể “Duyên dáng áo dài nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa”, lần thứ 2 năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 146 Công đoàn cơ sở với trên 300 bức ảnh dự thi.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tin khác

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động