Một số điểm mới trong Luật tín ngưỡng, Tôn giáo
Chấn chỉnh hoạt động hầu đồng trong thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu | |
Khi Di sản văn hóa phi vật thể đang bị thương mại hóa | |
Liên hoan Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu - Hà Nội 2017 |
Các quy định của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo cũng đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Di sản văn hóa… tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo để đảm bảo hơn nữa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nhằm tạo sự thông thoáng, minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, cải cách hành chính đối với lĩnh vực này. Đồng thời củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo điều kiện để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được phát huy.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo có một số điểm mới căn bản so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004:
1. Mở rộng phạm vi chủ thể có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo từ “công dân” thành “mọi người”, thể hiện đúng bản chất quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người phù hợp tinh thần Hiến pháp 2013.
2. Luật đã dành một chương (Chương II) để quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Thể hiện và khẳng định nhất quán chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta trong việc tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013, phù hợp với các cam kết quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, trước đây đăng ký sinh hoạt tôn giáo được xem là một mốc khởi điểm để bắt đầu hình thành một tổ chức tôn giáo thì nay Luật chỉ xem sinh hoạt tôn giáo tập trung nhằm thỏa mãn nhu cầu tôn giáo của mọi người; sinh hoạt tôn giáo tập trung không được xem là mốc khởi điểm để tiến tới được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận về tổ chức.
4. Một số nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như công nhận tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo; tiếp nhận thông báo giải thể trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo đã được thay đổi theo hướng giao cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả lời các tổ chức tôn giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ).
ảnh minh họa |
5. Một số nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh như tiếp nhận đăng ký phong phẩm, suy cử chức sắc; đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc; cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc; mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo; đại hội của các tổ chức tôn giáo; cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp được giao cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả lời các tổ chức tôn giáo (Ban Tôn giáo- Sở Nội vụ).
6. Bổ sung các quy định liên quan đến cơ sở đào tạo tôn giáo, bổ sung làm mới các quy định liên quan đến cơ sở đào tạo tôn giáo bao gồm từ điều kiện thành lập, thẩm quyền chấp thuận đến các nội dung liên quan đến hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo.
7. Bổ sung nội dung cho phép người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; được tổ chức tôn giáo Việt Nam phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị; được tập trung sinh hoạt tôn giáo riêng tại cơ sở tôn giáo hoặc tại địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam; được mời chức sắc, nhà tu hành là người Việt Nam hoặc người nước ngoài giảng đạo.
8. Đăng ký hoạt động tín ngưỡng, thông báo danh mục hoạt động tôn giáo được thay đổi theo hướng chỉ đăng ký, thông báo lần đầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những nội dung không có trong văn bản đăng ký hoặc thông báo sẽ đăng ký, thông báo bổ sung. Một số nội dung hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chỉ cần thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: lễ hội định kỳ; về khoản thu, mục đích sử dụng khoản thu từ việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng; hoạt động của cơ sở đào tạo; người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc; thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành; cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc; hội nghị thường niên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31