Mong muốn của cử tri
Lấy ý kiến cử tri đối với người ứng cử đại biểu HĐND quận | |
Trân trọng các ý kiến tâm huyết của cử tri |
Trước ngưỡng của sự kiện chính trị đặc biệt này, nhiều cử tri trên địa bàn đã gửi gắm mong muốn của mình về các vấn đề của đất nước. Với tư cách là nhà sử học, PGS - Nhà giáo ưu tú Lê Mậu Hãn cho hay: Tôi chỉ mong sao QH khóa XIV tới đây sẽ học tập, phát huy được tinh thần, tinh túy của QH khóa đầu tiên (1946). Tinh thần, tinh túy đó là gì? Quốc hội khóa đầu tiên lấy chủ nghĩa dân tộc lên hàng đầu. Vì thế, QH không phân biệt ngoài Đảng, trong Đảng, hay giai tầng, mà hễ ai là người Việt Nam dù thành phần, giai cấp, tôn giáo nào có tinh thần yêu nước, thực sự có tài thì vào QH. Chính nhờ đó, QH năm 1946 đã quy tập được rất nhiều hiền tài thực sự. “Tôi mong QH khóa tới cũng sẽ phát huy được tinh thần đó, tìm, bầu ra cho được những người ưu tú nhất thuộc mọi giai tầng trong xã hội vào QH” - PGS Hãn mong muốn.
Trên bình diện kinh tế, ông Nguyễn Văn Thạch - chuyên gia tư vấn kinh tế - xây dựng đưa ra quan điểm: Chưa bao giờ những thách thức về kinh tế lại ở mức độ cao như hiện nay với Việt Nam. Một mặt vừa phải chấp nhận cạnh tranh từ các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương đem lại; cạnh đó chúng ta đang đối mặt với những diễn biến thời tiết chưa từng có suốt cả trăm năm nay tại khu vực Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên. Vậy, QH mới cần phải quan tâm hơn nữa đến 2 mảng vấn đề: Một, kiểm soát dòng vốn đầu tư để trách dàn trải. Hai, phải “quyết” những vấn đề hệ trọng liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế theo hình thức và mô hình nào? Đã đến lúc chúng ta cần rút ra bài học về 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa liệu có còn thích hợp? Chúng ta công nghiệp hóa, hiện đại hóa là để phát triển nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, chứ không phải cứ mời gọi phát triển công nghiệp lạc hậu để hậu quả đất nông nghiệp thì mất, môi trường thì ngày càng ô nhiễm.
Đại bộ phận cử tri đều mong muốn, QH thể hiện được quyền lực thực sự để rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo vốn đang ngày càng rộng ra như hiện nay. Hiện tại có nhiều bộ phận giàu lên quá nhanh, họ được hưởng các dịch vụ xã hội rất tốt, còn người nghèo, người thu nhập thấp thì đang phải vật lộn mưu sinh.
Hà Lê
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31