Miễn một phần thuế TTĐB cho xe lắp ráp trong nước - Giá ô tô có giảm?
Ôtô nhập về Việt Nam tiếp tục giảm trước thời điểm thuế 0% | |
Giảm 200 triệu đồng/chiếc, “cuộc chiến” giá ô tô thêm kịch tính |
Miễn toàn bộ cho linh kiện sản xuất trong nước
Với định hướng thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô và khuyến khích doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo điều kiện để ô tô sản xuất trong nước cạnh tranh được với ô tô nhập khẩu trước bối cảnh hội nhập, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề xuất ưu đãi mạnh mẽ đối với xe lắp ráp trong nước.
Theo đó, Bộ Tài chính chủ trì đưa ra đề xuất áp dụng giá tính thuế Tiêu thụ Đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước.
Đề xuất trên được đánh giá là mạnh mẽ nhất của các cơ quản lí liên quan đến thúc đẩy công nghiệp ôtô trong nước; nhưng vấn đề đặt ra là phải làm sao đạt được hiệu quả để người dân được sử dụng những chiếc ôtô chất lượng, phù hợp với túi tiền. |
Đề xuất này của Bộ Tài chính đưa ra dựa theo đánh giá của Bộ Công thương trong báo cáo số 34/BC-BCT về đánh giá ngành sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam và các giải pháp phát triển. Trong đó có báo cáo liên quan đến tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp so với mục tiêu đề ra, các quy định hiện hành chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chưa tạo điều kiện cho hàng sản xuất trong nước cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.
Chính vì thế, Bộ Công thương cho rằng, để khuyến khích doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh giữa ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu, Bộ Công thương đề xuất thay đổi giá tính thuế TTĐB đối với xe sản xuất trong nước theo hướng không tính thuế TTĐB đối với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước (linh kiện, phụ tùng), nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm sản xuất lắp ráp trong nước, khuyến khích các hãng xe nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng được sản xuất trong nước.
Hiện tại, các ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong các giai đoạn phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đạt hiệu quả rất thấp, công nghiệp phụ trợ manh mún và chưa thể áp dựng sản xuất công nghiệp để giảm giá thành do quy mô sản lượng quá thấp. Hầu như không có sự liên kết nào tạo ra các chuỗi giá trị thực sự. |
Ngoài ra, đề phòng các trường hợp chuyển giá hoặc gian lận thương mại, Bộ Tài chính cũng đưa ra đề xuất quy định: Trường hợp hàng hóa chịu thuế TTĐB được bán cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ là cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối liên kết thì giá tính thuế TTĐB không được thấp hơn tỉ lệ phần trăm (%) so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra theo quy định của Chính phủ.
Trong khi đó, theo các quy định hiện hành, giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra (không trừ giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước).
Tập trung đúng thế mạnh
Việc khuyến khích đầu tư sản xuất trong nước, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa vẫn chưa được các doanh nghiệp coi là nhiệm vụ sống còn; hay nói cách khác, các ưu đãi về nội địa hóa chưa thực sự hấp dẫn đối với các hãng sản xuất tại Việt Nam.
Theo báo cáo kết quả triển khai chuyên đề thực hiện nghị quyết của Quốc hội về ngành công nghiệp ôtô, Bộ Công thương cho biết tỷ lệ nội địa hóa với xe 9 chỗ, đến nay mới đạt tỷ lệ bình quân 7 - 10%; trong đó, cao nhất Thaco đạt tỷ lệ nội địa hóa 15 - 18%, Toyota là 37% (với dòng xe Innova), trong khi theo chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam được Chính phủ phê duyệt thì đến năm 2020 tỉ lệ giá trị sản xuất trong nước phải đạt 30 - 40 % đối với dòng xe đến 9 chỗ.
Mặt khác, quy mô của thị trường trong nước nhỏ (chưa đến 500 nghìn xe/năm, trong khi số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất - lắp ráp lớn (56 doanh nghiệp), nên không hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô.
Tỷ lệ nội địa hóa của các thương hiệu ôtô tại Việt Nam tại thời điểm này có giá trị thấp bởi các sản phẩm tạo ra đều không có hàm lượng chất xám và áp dụng công nghệ tiên tiến. |
Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần có chiến lược cụ thể trong việc phát triển nền công nghiệp phụ trợ theo hướng công nghiệp hóa. Để có được điều này, quy mô sản sản lượng phải đủ lớn mới có thể hấp dẫn được các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và không có gì khác là Chính phủ cần xác định những dòng xe mà thị trường cần nhất, tập trung phát triển sản xuất phụ kiện cho các dòng xe này, thay vì đầu tư dàn trải mà không đạt được kết quả, dẫn tới lãng phí nhân lực và đặc biệt là không thể nâng tính cạnh tranh của các sản phẩm lắp ráp trong nước khi hội nhập đầy đủ với khu vực ASEAN trong năm 2018 tới đây.
Hiểu đơn giản, điều này có nghĩa là cần tập trung vào một nhóm các vật tư linh kiện cụ thể, dùng được nhiều dòng xe để từ đó có đủ sản lượng để đầu tư sản xuất công nghiệp, giảm giá thành và tăng tính cạnh tranh. Hiện tại ở Việt Nam, các ngành phụ trợ hiện đã làm được các loại phụ kiện dành cho ôtô như dây điện, các chi tiết nhựa, ghế ngồi, ắc-quy...
Cần đặt ra các yêu cầu, lộ trình miễn, giảm thuế TTĐB rõ ràng đối với các thương hiệu sản xuất ôtô để nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, thay vì chỉ đơn thuần cứ là sản xuất trong nước là được miễn thuế TTĐB. Tỷ lệ nội địa hóa càng cao, tỷ lệ miễn giảm thuế càng nhiều sẽ tạo động lực rõ ràng hơn cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. |
Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, cần xác định rõ mục tiêu về sản lượng (% giá trị nội địa hóa) đối với các doanh nghiệp để được hưởng những ưu đãi về linh kiện sản xuất trong nước. Điều này đòi hỏi các nhà quản lí cần đưa ra các chế tài cụ thể cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô, chứ không nên ưu đãi dàn trải, không có mục tiêu cụ thể, bởi không thể công bằng khi các doanh nghiệp này được hỗ trợ ưu đãi mà không có trách nhiệm nào đối với ngành công nghiệp ôtô và cả người tiêu dùng Việt Nam
Hiện tại, dự thảo này đang được hoàn thiện để trình Chính phủ trong tháng 9 tới đây, để kịp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây có thể coi là những nỗ lực cuối cùng của các nhà quản lí để cứu vãn nền công nghiệp ôtô trước khi cánh cửa hội nhập sẽ mở hoàn toàn cho các nước khác trong khu vực ASEAN xâm nhập thị trường ôtô Việt Nam trong năm 2018 tới đây.
Theo Như Phúc/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Ford Việt Nam duy trì liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
Ô tô 19/12/2024 17:31
"Chạy" phí trước bạ, doanh số bán ô tô tăng đột biến
Ô tô 14/12/2024 10:28
Ưu đãi cuối năm: Ford Territory có giá chưa đến 760 triệu đồng
Ô tô 04/12/2024 20:21
Ngày hội trải nghiệm đặc biệt Hyundai Experience Day 2024 sắp quay trở lại
Ô tô 01/12/2024 19:44
Nâng cấp xịn, đổi xe xăng được trừ hơn trăm triệu, VF 8 Lux là lựa chọn tốt nhất phân khúc
Ô tô 29/11/2024 21:43
Xe cứu hỏa điện đột phá như đến từ tương lai
Ô tô 12/11/2024 14:57
Ford Việt Nam triển khai “Đại tiệc sale” với nhiều ưu đãi hấp dẫn trong tháng 11
Ô tô 08/11/2024 15:02
Hyundai Thành Công xuất khẩu xe sang Thái Lan
Ô tô 29/10/2024 21:53
Ford Ranger: Biểu tượng của sức mạnh vượt trội, cùng khách hàng chinh phục mọi thử thách
Ô tô 29/10/2024 14:32
Ford Ranger - Người bạn đồng hành lý tưởng trong công việc
Ô tô 28/10/2024 12:33