Mệnh lệnh không thể chần chừ
Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước thềm CPTPP | |
Sửa Bộ luật Lao động theo hướng nào khi có CPTPP? |
Lo ngại tính cạnh tranh của nhân lực Việt
Hiệp định CPTPP được ký kết bởi 11 quốc gia vào ngày 8/3, bao trùm thị trường rộng lớn với 500 triệu dân, chiếm 13,5% nền kinh tế thế giới và 15% thương mại toàn cầu. CPTPP được dự báo thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm, bao gồm cả trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, Việt Nam cần bắt tay ngay vào đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực |
Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại khi thực hiện CPTPP thì chi phí của doanh nghiệp dành cho nguồn lao động cao hơn bởi các tiêu chuẩn trong CPTPP cao hơn. Đặc biệt, cùng với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, theo dự đoán của các chuyên gia trong lĩnh vực lao động – việc làm, số lao động của Việt Nam sẽ giảm một nửa so với hiện nay.
Chính vì vậy, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn lao động, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực được coi là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội trong thời gian tới. Khẳng định nguồn lao động của Việt Nam dồi dào và ổn định, tuy nhiên TS Lê Kim Dung - Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng chất lượng nguồn lao động của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm phải bàn.
Đáng lưu ý khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tràn vào Việt Nam nhiều, thì điểm yếu muôn thuở vẫn chưa thể cải thiện được của lao động Việt Nam là trở ngại ngoại ngữ. Ngoài tiếng Anh, nhiều doanh nghiệp yêu cầu ứng viên biết tiếng Hàn, Nhật, Trung tăng nhiều, nhưng lượng ứng viên đáp ứng được lại rất khiêm tốn, bà Mai cho biết. “Trong bối cảnh hội nhập, đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức bước vào CPTPP, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được coi là chìa khóa để tăng cường sức cạnh tranh. Chúng ta nên chủ động và học hỏi kỹ năng cho mình, chủ động trang bị thì ứng viên sẵn sàng hơn trong tương lai. Đã đến lúc hành động để nguồn nhân lực tốt hơn” – Giám đốc điều hành Tập đoàn Navigos Search nhấn mạnh. |
Cụ thể, theo bà Dung, tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo của Việt Nam còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn. Đáng chú ý, khi xem xét vấn đề thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật thì tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng trong số lao động có trình độ cao.
Điều này có thể thấy qua số liệu mới nhất của Bản tin Thị trường lao động số 15, tại thời điểm quý 3/2017, số người thất nghiệp có trình độ từ đại học trở lên tăng 53,9 nghìn người so với quý 2/2017 ở mức 237.000 người, tương đương 4,51%.
Nhận định về tác động của CPTPP tới nguồn nhân lực của Việt Nam, Cục trưởng Cục Việc làm cho rằng, CPTPP đang tạo ra cả những cơ hội và thách thức. Về cơ hội, theo bà Dung, Việt Nam có cơ hội để phát triển giáo dục nghề nghiệp trong việc hợp tác nước ngoài với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ hội học tập, bồi dưỡng, trao đổi nâng cao trình độ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.
Song song với đó, sẽ có thêm nhiều nguồn lực đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất, theo bà Dung là tính cạnh tranh, trong khi mức độ sẵn sàng của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam còn chậm.
Cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong việc cung cấp nguồn lao động chất lượng cao ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải được cải thiện theo hướng tiếp cận được các chuẩn của khu vực và thế giới, qua đó tăng cường khả năng công nhận văn bằng chứng chỉ giữa Việt Nam và các nước khác. Từ thực tế trên, TS Lê Kim Dung đề xuất cần tăng cường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động của doanh nghiệp.
Tại cuộc hội thảo mới đây về "Giải pháp mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước thềm CPTPP", ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng lo ngại về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam khi Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế có năng suất lao động thấp nhất khu vực.
Ông Lộc dẫn ra số liệu điều tra của Viện Khoa học lao động xã hội, thì có 2/3 số doanh nghiệp cho biết phần lớn người lao động thiếu hụt kỹ năng về chuyên môn và kỹ năng nòng cốt khác. Ở một báo cáo khác cho thấy, 55% doanh nghiệp khẳng định khó tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của công ty, và cuộc tìm kiếm lại càng nhọc nhằn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, Chủ tịch VCCI cho rằng, cải cách hệ thống giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng lao động là yêu cầu quan trọng hiện nay.
Bắt đầu từ đào tạo và đầu tư cho đào tạo
Từ những kết quả khảo sát cụ thể của hệ thống, bà Nguyễn Thị Phương Mai - Giám đốc điều hành Tập đoàn Navigos Search khẳng định: Các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối diện với thách thức trong việc giữ “nhân lực giỏi”, thách thức nằm ở việc tìm kiếm khối nhân lực cho vị trí quản lý cấp trung và cấp cao.
Theo bà Mai, cơ hội đến từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng khiến các ứng viên chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác khá nhiều dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp rất mệt với vấn đề giữ chân nhân tài. Cụ thể, theo khảo sát của Navigos Search đối với lao động ở độ tuổi sinh năm từ 1990 đến 1996, có 17% doanh nghiệp cho rằng thuộc lứa tuổi này có độ gắn bó không cao.
Khảo sát mới đây của Navigos Search với 3.000 ứng viên, có tới 69% cho biết họ sẵn sàng đón cơ hội mới và họ chuyển từ 2-3 công ty; 63% cho biết động lực của họ muốn được gia tăng trình độ chuyên môn và kỹ năng. Kết quả từ một khảo sát khác cũng cho thấy có đến 41% doanh nghiệp cảm thấy khó khi tìm thấy ứng viên đạt chất lượng cho vị trí quản lý; 31% cho biết khó khăn về ngôn ngữ.
Đáng lưu ý khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tràn vào Việt Nam nhiều, thì điểm yếu muôn thuở vẫn chưa thể cải thiện được của lao động Việt Nam là trở ngại ngoại ngữ. Ngoài tiếng Anh, nhiều doanh nghiệp yêu cầu ứng viên biết tiếng Hàn, Nhật, Trung tăng nhiều, nhưng lượng ứng viên đáp ứng được lại rất khiêm tốn, bà Mai cho biết.
“Trong bối cảnh hội nhập, đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức bước vào CPTPP, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được coi là chìa khóa để tăng cường sức cạnh tranh. Chúng ta nên chủ động và học hỏi kỹ năng cho mình, chủ động trang bị thì ứng viên sẵn sàng hơn trong tương lai. Đã đến lúc hành động để nguồn nhân lực tốt hơn” – Giám đốc điều hành Tập đoàn Navigos Search nhấn mạnh.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông Stephan Ulrich – Quản lý dự án Vùng Dự án Phát triển Doanh nghiệp bền vững của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết: Theo thống kê có 33% công ty cho rằng làm việc nhóm và 31% cho rằng khả năng trao đổi là quan trọng.
Các doanh nghiệp cũng cho rằng các kỹ năng này không được dạy bài bản ở các trường đại học mà thường được hình thành và đào tạo trong quá trình lao động tại doanh nghiệp. Vì vậy, theo ông Stephan Ulrich, Việt Nam cần mở rộng đào tạo, phổ cập giáo dục, thúc đẩy học sinh tham gia 4 bộ môn: Khoa học, công nghệ, toán và kỹ thuật để tìm kiếm công việc có thu nhập cao hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, giáo dục đào tạo và khởi nghiệp cần cải cách. Sự kết nối giữa khu vực công và tư trong lĩnh vực đào tạo để làm sao lĩnh vực tư có thể đưa phản ứng, thúc đẩy nhanh cho lĩnh vực công thay đổi, cải tiến.
Rõ ràng, nếu CPTPP được Quốc hội ít nhất 6 nước thành viên thông qua sẽ có hiệu lực ngay lập tức, đồng thời cùng với việc Việt Nam đã và đang thực thi hàng loạt hiệp định thương mại thế hệ mới, vấn đề đặt ra trong khâu đào tạo nguồn nhân lực không còn cách nào khác chúng ta phải đi tắt (nghĩa là đổi mới lại giáo trình, giáo án, áp dụng tiến bộ của khoa học cộng nghệ vào giảng dạy) để cả chặng đường dài khi cùng nhau “cạnh tranh” bởi các hiệp đề ra.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50