Mê hoặc lòng người ở Phượng Hoàng Cổ Trấn
Tiềm năng "du lịch bụi" | |
Điểm danh 10 thủ đô trong lành nhất thế giới |
Phượng Hoàng Cổ Trấn trong sương sớm |
Phượng Hoàng Cổ Trấn nằm hai bên sông Đà Giang. Ngôi trấn cổ còn lưu giữ nhiều thành quách, những dãy phố, những căn nhà cổ, gia trang, văn miếu, đền chùa. Với hơn 1.300 tuổi, Phượng Hoàng trở thành một trong những bảo tàng sống về văn hóa các dân tộc Thổ Gia, Miêu, Hồi... đã và đang định cư ở mảnh đất này.
Sông Đà Giang trầm mặc trong sương sớm / ảnh Trung Hiếu |
Người dân tộc sinh sống tại Phượng Hoàng Cổ Trấn vẫn giữ được cho mình những nét sinh hoạt rất riêng và xưa cũ. Tại đây, kiến trúc mang đậm phong cách riêng biệt của thành cổ. Nhiều ngôi nhà được bảo lưu bằng lối xây dựng không có đinh tán, mà hàng vạn chi tiết gỗ được lắp ghép với nhau bằng mộng.
Hàng vạn ngôi nhà đều được làm bằng gỗ, lắp lẫn với nhau bằng mộng / ảnh Trung Hiếu |
Dân cư sinh sống tại đây chủ yếu là các tộc người thiểu số. Họ vẫn cần mẫn lao động, sinh sống giống như cách đây hơn nghìn năm về trước.
Một cụ già người Miêu gánh hàng thuê buổi sáng sớm / ảnh N.T.H |
Một cây cầu gỗ ghép cong dưới chân một đoạn thác róc rách, một bên còn có chiếc cọn nước rêu phong quay nhịp nhàng suốt đêm ngày.
Cọn nước vẫn ngày đêm cần mẫn đưa nước vào nhà người Thổ Gia. Xa xa là cây cầu có mái tên là Hồng Kiều / ảnh N.T.H |
Trong đêm, Phượng Hoàng Cổ Trấn còn huyền ảo, lung linh hơn với hàng vạn ngọn đèn được bố trí rất khéo léo làm nổi bật các chi tiết kiến trúc.
Những góc nhà được ánh đèn bố trí khéo léo càng làm tăng vẻ lung linh huyền ảo của một kiến trúc cổ / ảnh N.T.H |
Một khu phố sinh sống của người Thổ Gia duyên dáng, lung linh bên sông Đà Giang / ảnh N.T.H |
Thời điểm nào trong một ngày, Phượng Hoàng Cổ Trấn cũng đều tạo cho du khách một xúc cảm đặc biệt.
Trấn cổ chuẩn bị cho một ngày mới khiến du khách cảm giác lạc vào trong mộng ảo của một phim cổ trang / ảnh Trung Hiếu |
Những dãy thuyền trầm mặc bên Hồng Kiều duyên dáng / Ảnh Trung Hiếu |
Mỗi một ngày, Phượng Hoàng Cổ Trấn đón hàng vạn lượt du khách từ khắp thế giới đến chiêm ngưỡng. Chính quyền vẫn tiếp tục gia công thêm nhiều công trình mới tại đây. Có lẽ vì vậy, cho đến thời điểm này, cổ trấn này vẫn chưa được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Cộng đồng 05/11/2024 09:51
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32