Mạnh tay xử lý vi phạm xuất khẩu lao động
Thế nào nó vẫn thế! | |
Công ty Tiến Phát không được cấp phép đưa người đi XKLĐ | |
Thái Lan giảm 75% phí thị thực đối với lao động Việt Nam |
Vi phạm tràn lan
Cách đây chưa lâu, Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH đã xử phạt Công ty CP Du lịch dịch vụ dầu khí Hải Phòng 175 triệu đồng và đình chỉ hoạt động XKLĐ của công ty này thời hạn 9 tháng (kể từ ngày 1/11/2015) do lợi dụng chức năng để tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động trái quy định. Gần đây, vào ngày 2-11, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng phạt Công ty CP Cung ứng nhân lực và Thương mại Vietcom (Vietcom Human) 212,5 triệu đồng vì để chi nhánh tại TP HCM thu phí của 150 lao động nhưng không đưa sang Nhật làm việc.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 3 năm tập trung chấn chỉnh thị trường Đài Loan, đã có gần 100 lượt doanh nghiệp bị xử phạt, chủ yếu do tuyển dụng qua trung gian, bắt tay với môi giới thu phí cao quá quy định. Tại thị trường Ả Rập Saudi, trong 2 năm qua có hàng chục vụ việc liên quan đến khiếu nại của NLĐ. Trong đó qua xác minh, cơ quan chức năng đã xử phạt nhiều doanh nghiệp.
Ảnh minh họa |
Riêng thị trường Nhật Bản, thời gian gần đây, vi phạm về XKLĐ có dấu hiệu gia tăng. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH nhìn nhận, hoạt động đưa thực tập sinh sang Nhật Bản xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực đã ảnh hưởng xấu đến việc mở rộng thị trường này. Cụ thể như một số doanh nghiệp không đủ năng lực vẫn tổ chức đưa lao động sang Nhật Bản; không đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề cho NLĐ. Đáng chú ý hơn cả là nhiều DN tuyển chọn qua trung gian, lập nhiều chi nhánh, trung tâm nhưng không quản lý dẫn đến tình trạng lừa đảo, lợi dụng để thu phí cao. Điển hình là vụ việc xảy ra tại Vietcom Human khi 150 học viên học tập và nộp hồ sơ tại cơ sở 2 của công ty này phản ánh, từ tháng 11/2014, họ đóng tiền hồ sơ đi tu nghiệp sinh - thực tập sinh Nhật Bản cho cơ sở từ 2.800- 3.500 USD/người cùng với học phí học ngoại ngữ 12 triệu VNĐ/người nhưng sau gần một năm, 150 học viên chưa được làm thủ tục xuất cảnh và chỉ nhận được vài lời hứa suông.
Cần xử lý nghiêm
Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) Tống Hải Nam cho biết: Mặc dù thị trường XKLĐ có những khởi sắc, nhưng thực tế hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài còn nhiều hạn chế, vướng mắc, dẫn đến nguồn lao động, công tác đào tạo tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa đạt chất lượng, hiệu quả như mong muốn. Cùng với đó là tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp về nguồn lao động, tăng chi phí xuất cảnh của lao động để giành đối tác, đơn hàng đã làm cho thị trường không ổn định và chỉ có lợi cho đối tác nước ngoài, đồng thời người lao động sẽ chịu nhiều rủi ro khi xuất cảnh đi làm việc.
Còn ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, thì thừa nhận, hiện nay nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để lập ra các chi nhánh, trung tâm nhưng sau khi được cấp phép hoạt động thì thiếu quản lý, phó mặc cho các văn phòng đại diện, trung tâm đào tạo thực hiện công tác tuyển chọn, đào tạo, thu tiền, ký hợp đồng với người lao động. Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không kiểm soát được chất lượng, số lượng lao động đưa đi, đến khi có vụ việc xảy ra với lao động và được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết thì doanh nghiệp lúng túng, có trường hợp còn đùn đẩy trách nhiệm.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết, Thanh tra Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phát hiện, xử phạt rất nhiều trường hợp vi phạm như trên. Nhằm chấn chỉnh tình trạng trên, vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có văn bản gửi các doanh nghiệp XKLĐ, yêu cầu rà soát hoạt động và báo cáo về việc thành lập chi nhánh, trung tâm. Trường hợp doanh nghiệp không báo cáo, nếu kiểm tra, phát hiện sai phạm sẽ bị xử phạt mức tối đa và còn có thể bị tạm dừng hoặc đình chỉ hoạt động XKLĐ.
Đặc biệt, mới đây, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội cũng đã ban hành văn bản thông báo về việc Chính phủ ban hành nghị định hợp nhất hai Nghị định 95/CP ngày 22-8-2013 và Nghị định 88/CP ngày 7-10-2015, quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Theo nghị định này, doanh nghiệp nào giao nhiệm vụ cho quá 3 chi nhánh ở các tỉnh, thành hoặc để xảy ra sai phạm ở các chi nhánh sẽ bị phạt từ 150 triệu đến 180 triệu đồng. Đối với doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép, mức phạt tiền là 180 triệu đến 200 triệu đồng.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33