Lối thoát nào cho nông sản Việt

Trong khi thương lái ép giá dưa hấu của người dân vùng ngập lụt tỉnh Quảng Nam  thì “Chiến dịch giải cứu dưa hấu” của các nhóm tình nguyện hiện vẫn đang tiếp tục và lan rộng. Sự dang tay của cộng đồng với nông dân Quảng Nam là nghĩa cử nhưng chỉ có thể thực hiện trong một thời điểm. Hướng đi nào để nông sản không rơi vào tình trạng bị ép giá hay đổ bỏ vẫn là nỗi lo của nông dân.
Trò chuyện cùng thủ lĩnh “biệt đội giải cứu dưa hấu“
Quảng Ngãi: Tình người sưởi ấm người trồng dưa miền Trung
Không nhãn hiệu, Nông sản Việt mất thị phần ngay trên “sân nhà”

Nghĩa tình chiến dịch giải cứu

Thông tin về việc bà con nông dân trồng dưa hấu tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam lâm vào hoàn cảnh bi đát, dưa hấu đến ngày thu hoạch bỗng nhiên bị ngập trong nước lũ. Nhiều hộ có nguy cơ trắng tay, gánh thêm những khoản nợ không nhỏ từ vốn vay ngân hàng vì bị các thương lái ép giá, khiến chiến dịch “giải cứu” dưa hấu của nhóm sinh viên tình nguyện được đông đảo người tiêu dùng ủng hộ.

Mấy ngày qua, trên địa bàn Hà Nội rầm rộ việc mua dưa hấu ủng hộ người dân Quảng Nam, không chỉ sinh viên mà ngay cả học sinh tiểu học, khi phong trào được phát động cũng đã đề nghị bố mẹ mua dưa hấu. Chị Xuân Sinh (Nhân Chính, Thanh Xuân) cho biết, con trai chị đang học ở Trường PTCS Nam Thành Công, do công việc bận rộn nên chị thường đón con muộn, thế nhưng khi cô giáo phát động phong trào, con trai chị háo hức, yêu cầu mẹ nhất định phải đón sớm hơn mọi hôm để kịp mua dưa ủng hộ bà con Quảng Nam. Cuối cùng chị vẫn đón muộn vì không thể về sớm hơn, lớp đóng cửa, dưa đã hết, khiến cháu khóc tức tưởi, chị lại phải đèo con ra địa điểm mua dưa ủng hộ khác ở trên đường Nguyễn Chí Thanh.

Cũng tinh thần ấy, anh Hải Nam (khu tập thể Thành Công ) dù trên xe đã có một quả dưa vừa mua tại chợ, khi đi qua điểm bán dưa của các bạn sinh viên trên đường Láng Hạ, anh vẫn mua thêm 5 quả. “Thấy bán dưa ủng hộ đồng bào thiên tai nên mình mua thêm mấy quả. Ăn không hết thì biếu bạn bè, người thân để góp phần giúp nông dân qua cơn khó khăn”, anh Nam nói.

Lối thoát nào cho nông sản Việt
Học sinh Trường TH Nam Thành Công nô nức hưởng ứng chiến dịch mua dưa ủng hộ người dân Quảng Nam

Được biết, đến ngày 14/4, khoảng 80% số dưa hấu tồn đọng trên ruộng của bà con nông dân Quảng Nam đã được tiêu thụ sau khi Bộ Công thương, doanh nghiệp và nhiều cá nhân kêu gọi, làm đầu mối bán dưa giúp nông dân. Thế nhưng, chương trình "mỗi trái dưa, một tấm lòng" chưa xong thì ở Đà Lạt, cả ngàn tấn hành tây rớt giá kỷ lục vẫn không bán được. Giá hành tây loại một ở Đà Lạt hiện từ 2.000 đến 2.300 đồng một kg, loại hai chỉ 1.000-2.000 đồng, thấp nhất trong vòng 10 năm qua và đúng bằng chi phí canh tác. Nếu như có người mua tại vườn thì coi như hòa vốn, còn tự thu hoạch để bỏ vào kho thì chi phí mỗi kg hành đội thêm 500 đồng cho tiền thuê nhân công và vận chuyển. Nhà vườn nào chưa có kho hoặc kho quá nhỏ phải bỏ thêm tiền để dựng nhà kho mới.

Bài học “Vô tiền khoáng hậu”

Tình trạng, nông sản rớt giá đến mức bà con nông dân phải đổ bỏ trong mấy năm gần đây khá phổ biến. Hết dưa hấu rồi đến thanh long, lúa gạo, cà phê, tiêu, rau, hoa, mía... Có thể nói, rất nhiều loại nông sản được mùa mất giá, rồi lại bị ép giá đến đổ bỏ. Không chỉ thế, thương lái Trung Quốc dùng chiêu trò đẩy giá ảo, dẫn dắt bà con nuôi, trồng thu gom nông sản rồi lại mất hút. Tình trạng nông sản bị thương lái Trung Quốc “hành tỏi” ép giá là chuyện “biết rồi” nhưng vẫn “không đừng được”.

Trong gần tháng qua, dưa hấu ùn ứ ở Lạng Sơn, thối đến chảy nước vẫn cứ phải nằm chờ để xuất qua cửa khẩu. Một tiểu thương buôn bán ở cửa khẩu cho hay, dưa hấu được khách hàng Trung Quốc rà soát chất lượng gắt gao nhưng giá lại rất bèo. Loại đặc biệt mới được giá cao nhất là 7.000 đồng, còn loại thấp chỉ dưới 2.000 đồng. Trong khi đó, ở Hà Nội vẫn bán được giá từ 7.000 đến 10.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, chúng ta không thể mãi kêu gọi “giải cứu” hay là “mỗi quả dưa, mỗi củ hành tây,…là một tấm lòng” khi mà nước ta có đến 70% dân sống bằng nghề nông. Chiến lược tổng thể với những qui hoạch cụ thể cho mỗi loại nông sản cùng đầu ra cho sản phẩm là vô cùng quan trọng. Chiến dịch “giải cứu” dưa hấu đang diễn ra có thể là bài học “vô tiền khoáng hậu” mà hậu quả của nó là sự thiếu định hướng và chưa có hướng đi phù hợp cho bà con của các cơ quan có liên quan, để bà con tự canh tự tác khi thấy cái lợi trước mắt rồi tự loay hoay, xoay sở khi gặp rủi ro. Đơn cử như thanh long ở Long An giá bán chỉ 5.000 đồng/kg, Bình Thuận có lúc giá bán chỉ 3.000 đồng/kg, thậm chí bà con ở đây còn phải đổ bỏ cho bò ăn thì ở Hà Nội, người tiêu dùng vẫn phải mua với giá từ 40.000 đồng đến 45.000 đồng/kg. Còn nhớ vào thời điểm này năm trước, nhiều thương lái miền Bắc đã lên Lạng Sơn đưa dưa (dưa chờ xuất sang Trung Quốc) về Hà Nội và các tỉnh để tiêu thụ. Hóa ra, dưa bán tại thị trường trong nước nhanh mà giá lại cao hơn so với giá thương lái Trung Quốc đưa ra.

Điều đó cho thấy, thị trường nội địa còn rộng cửa, sức mua của người dân vẫn lớn. Tại sao chúng ta không chinh phục ngay ở thị trường trong nước?. Ví như việc nông sản vùng sản xuất ế ẩm mà giá ở các tỉnh thành phố khác vẫn không hề rẻ , phải chăng là do sự bất hợp lý trong khâu phân phối lưu thông? Song, vấn đề đặt ra, ai sẽ là người đứng ra thu hẹp khoảng cách giá cả từ nơi cung đến nơi cầu? Câu hỏi này xin được chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền. Hy vọng sẽ có một sự thay đổi tìm hướng đi cho nông sản từ phía nhà nước để nông dân không phải ngậm đắng nuốt cay, tự hoay loay xoay sở.

Thương Huế

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (21/11), giá xăng dầu đồng loạt giảm (trừ dầu mazut tăng 5 đồng/kg); giá xăng RON 95 giảm 79 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

(LĐTĐ) Từ 25/11 đến 1/12 sẽ diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024. Điểm nhấn của Tuần lễ là hàng triệu người tiêu dùng cả nước sẽ được chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc…
Tiếp sức cho doanh nghiệp

Tiếp sức cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành. Trong đó, các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng có sự hồi phục đáng kể, cùng với các gói tín dụng ưu đãi cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu vay vốn.
Xem thêm
Phiên bản di động