Loại bỏ bếp than tổ ong là việc cần thiết!
“Sát thủ” vô hình từ bếp than tổ ong và thói quen đốt rơm rạ | |
Loại bỏ bếp than tổ ong: Loay hoay bài toán kinh tế và sức khỏe | |
Tìm giải pháp năng lượng bền vững cho cộng đồng |
Kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về hiện trạng sử dụng bếp than tổ ong ở 23/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố cho thấy, có khoảng 55.000 bếp than tổ ong khắp Thủ đô đốt lửa mỗi ngày. Tỷ lệ sử dụng bếp than tổ ong tại các quận nội thành chiếm 63% do tập trung nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bán hàng vỉa hè.
Bếp than tổ ong vẫn được người dân sử dụng vì chi phí rẻ. |
Kết quả khảo sát đối với 600 hộ dân tại 3 quận, huyện tham gia thí điểm gồm Ba Đình, Đống Đa, Sóc Sơn cho thấy: Cơ cấu sử dụng bếp than cho việc kinh doanh trên địa bàn quận Ba Đình là 73%, Sóc Sơn 63%, Đống Đa là 56%. Tỷ lệ số lượng bếp than tổ ong cơ cấu theo mục đích sử dụng cũng cho thấy bếp than tổ ong được sử dụng cho mục đích kinh doanh tại 3 quận, huyện trên cũng chiếm 67,8 - 74,7%. Số liệu khảo sát tại từng hộ gia đình, số lượng than được sử dụng trung bình hàng ngày cho việc kinh doanh cũng chiếm đa số Ba Đình là hơn 6kg/ngày, Sóc Sơn là trên 4kg/ngày…
Tính trung bình một ngày, Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, đồng thời phát thải 1.870 tấn khí C02 tương đương vào bầu không khí. Điều này có nghĩa, một ngày bầu không khí Thủ đô phải gánh chịu lượng khí khổng lồ gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến một loạt các hệ lụy về sức khỏe và về môi trường.
Được biết trong năm 2020 Thành phố Hà Nội sẽ xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong, ông Nguyễn Văn Mạnh (quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội) bày tỏ sự vui mừng, ông khẳng định đây là điều Thành phố cần làm để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe cho người dân Thủ đô.
Ông Mạnh cho hay: “Nếu bếp than tổ ong gây ảnh hưởng độc hại đến môi trường thì Thành phố nên vào cuộc mạnh tay, loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong trong năm tới. Đối tượng sử dụng than tổ ong chủ yếu là những cửa hàng kinh doanh và những gia đình không có điều kiện thế nhưng hiện nay mức sống của người dân ngày càng được nâng cao nên việc chuyển đổi bếp than tổ ong sang bếp gas là hoàn toàn có thể. Do đó, để bảo vệ môi trường, Thành phố nên có sự vào cuộc quyết liệt để người dân không sử dụng bếp than tổ ong trong những năm tới.”
Bà Vũ Kim Chi (bên trái)- Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, đồng tình với chủ trương xóa bỏ bếp than tổ ong trong năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. |
Cùng chung quan đểm với ông Mạnh, bà Vũ Kim Chi (Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội) cho rằng: “Trong những năm gần đây, chất lượng không khí Hà nội ngày càng ở mức báo động không chỉ do bụi mịn gây ra mà còn do người dân sử dụng bếp than tổ ong quá nhiều. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, bếp than tổ ong còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, gây các bệnh về đường hô hấp. Bởi vậy, tôi hoàn toàn đồng tình, ủng hộ Thành phố với chủ trương xóa bỏ bếp than tổ ong trong năm 2020.”
Còn với bạn Trịnh Thu Hậu (Sinh viên Trường Đại học Đông Đô), chủ trương loại bỏ bếp than tổ ong của Thành phố Hà Nội sẽ góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ môi trường sống trong lành cho người dân thủ đô. Tuy nhiên, bạn Hậu cũng bày tỏ sự lo ngại vì hiện nay còn khá nhiều gia đình, các hộ kinh doanh sử dụng bếp than tổ ong do thu nhập thấp.
“Nếu trong năm 2020 Thành phố loại bỏ toàn bộ bếp than tổ ong thì có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Để hạn chế ảnh hưởng tới người dân thì Thành phố nên có các phương pháp thay thế, hỗ trợ người dân có mức thu nhập thấp sử dụng những loại bếp thân thiện với môi trường với giá thấp hơn so với thị trường, như vậy thì việc loại bỏ bếp than sẽ khả thi và dễ thực hiện.”- Bạn Hậu chia sẻ thêm.
Hiện nay công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không sử dụng bếp than tổ ong đang được Thành phố triển khai mạnh tới các quận huyện để từ đó giúp người dân chuyển đổi thói quen sử dụng bếp than tổ ong sang các loại bếp thân thiện với môi trường từ đó tạo ra một môi trường sống tốt hơn.
Tuy nhiên, để đạt mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong trong năm 2020, chúng ta cần sự vào cuộc quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là những người đang trực tiếp sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51