Quyết định quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng phòng hộ

Lo ngại khi quyền quyết định nằm trong tay cá nhân

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/06/2015 về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng và hưởng lợi từ rừng phòng hộ (RPH); đầu tư phát triển RPH. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại khi quyết định này tạo điều kiện cho các cá nhân tham gia kinh doanh du lịch rừng.
Thanh Hóa: Do nắng nóng, liên tiếp xảy ra cháy rừng
Cảnh báo khẩn cấp nguy cơ cháy rừng ở 19 tỉnh
Thủ tướng ra chỉ thị xử lý nghiêm cháy rừng Hoàng Liên
Đà Nẵng: Cháy rừng liên tiếp là do dân

Theo quy định tại Quyết định trên, đối với RPH đầu nguồn xung yếu, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; RPH bảo vệ môi trường là rừng tự nhiên không được phép khai thác gỗ. Trong trường hợp RPH đầu nguồn xung yếu là rừng tự nhiên, thì chỉ được phép tận thu gỗ là những cây, khúc, bìa bắp gỗ đã khô mục, gỗ cháy; cành, ngọn, gốc, rễ và khai thác bền vững các loại lâm sản ngoài gỗ; khai thác tận dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác ở những đối tượng rừng tự nhiên là rừng giàu và rừng trung bình.

Lo ngại khi quyền quyết định nằm trong tay cá nhân
Cho phép các tổ chức, cá nhân thuê lại môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái

Quyết định cũng nêu rõ, RPH là rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư và chỉ được khai thác cây trồng xen, cây phù trợ, tỉa thưa; thu gom cây gỗ nằm, gỗ khô mục, lóc lõi, gỗ cháy, cành, ngọn, gốc, rễ nhưng phải bảo đảm mật độ cây trồng chính còn lại ít nhất là 600 cây/hecta. Đối với RPH là rừng trồng do người được giao, thuê hoặc khoán RPH tự đầu tư thì được khai thác cây trồng xen, cây phù trợ; tỉa thưa, tận thu, tận dụng gỗ; được chặt chọn cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác với cường độ khai thác không quá 30% trữ lượng, sau khi khai thác rừng vẫn đạt tiêu chuẩn định hình theo quy định.

Theo quy định về quyền sử dụng đất, cũng như việc giao đất giao rừng được quy định cụ thể trong Luật Đất đai, trước đây mọi vấn đề liên quan đến việc quản lý, sử dụng lợi ích hay quyết định sử dụng RPH vào mục đích thương mại…đều do Nhà nước quản lý và cấp phép.

Tuy nhiên, theo Quyết định 17/2015/QĐ-TTg thì đã có nhiều sự đổi mới tích cực, theo đó Ban quản lý RPH được phép tự tổ chức, liên kết hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê lại môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo trong rừng phòng hộ; phát triển du lịch sinh thái trong RPH thực hiện theo đúng quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật về doanh nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng cũng như các quy định hiện hành của Nhà nước.

Việc trao quyền cho Ban quản lý RPH được phép tự tổ chức, liên kết hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê lại môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái…là điểm mới và nổi bật của Quyết định 17/2015/QĐ-TTg. Tuy nhiên nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại khi quyền quyết định nằm trong tay cá nhân, chủ quản lý rừng. Bài học của huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, hay huyện Tuy An, Phú Yên vẫn còn đó, khi RPH bị xâm lấn và sử dụng sai mục đích gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến RPH.

Ngoài ra, Ban quản lý RPH; người được giao, thuê hoặc khoán RPH lâu dài được tổ chức sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp trên diện tích đất chưa có rừng, diện tích rừng trồng chưa khép tán; diện tích mặt nước theo đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển của khu RPH. Ban quản lý rừng phòng hộ; người được giao rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác sau khi nộp các khoản thuế, phí theo quy định hiện hành.

Việc trao quyền cho Ban quản lý RPH được phép tự tổ chức, liên kết hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê lại môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái…là điểm mới và nổi bật của Quyết định 17/2015/QĐ-TTg. Tuy nhiên nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại khi quyền quyết định nằm trong tay cá nhân, chủ quản lý rừng. Bài học của huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, hay huyện Tuy An, Phú Yên vẫn còn đó, khi RPH bị xâm lấn và sử dụng sai mục đích gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến RPH. Vì thế, khi chủ rừng được phép đứng lên cho thuê RPH để kinh doanh du lịch cần phải có sự giám sát chặt chẽ của các cấp, các ngành và sự bảo đảm bằng văn bản của bên thuê để giữ nguyên được hiện trạng rừng, trong khi đó mục đích sử dụng kinh doanh du lịch của các tổ chức, cá nhân vẫn đảm bảo theo đúng cam kết.

Đánh giá về Quyết định trên, Luật sư Đăng Sơn (văn phòng Luật Đăng Sơn) cho rằng, việc Chính phủ ra Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg đã thể hiện sự thay đổi lớn và có những chỉ đạo cụ thể đối với việc phát triển, bảo vệ, sử dụng, hưởng lợi…từ rừng phòng hộ, cũng như việc đưa ra những quy định cụ thể về quyền sở hữu rừng, quyền quản lý hay kiểm soát rừng, quyền sử dụng rừng, và quyền tiếp cận rừng (đối với những trường hợp không được giao đất, giao rừng). Từ đó giúp cho người dân có những định hướng cụ thể và phát triển lâu dài, không chỉ bảo đảm giữ vững và bảo vệ hiện trạng RPH, mà còn tạo thu nhập về kinh tế cho những người chủ rừng, người được giao rừng và thậm chí là những người muốn tiếp cận rừng với mục đích dân sinh, toàn diện.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/12, khu vực Hà Nội trời có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 22/12, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/12, khu vực Hà Nội không mưa ngày nắng, nhiệt độ từ 12 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/12, khu vực Hà Nội trời ít mây không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 19/12, trời ít mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng nhẹ, nhiệt độ từ 13 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Để Thủ đô xanh bền vững

Để Thủ đô xanh bền vững

(LĐTĐ) Nhằm cụ thể hoá Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh... thành phố Hà Nội đã xây dựng định hướng, tầm nhìn “chiến lược xanh” vào hai quy hoạch và Luật Thủ đô sửa đổi. Song song với các chiến lược dài hại, Hà Nội cũng đang xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với định hướng “Xanh, thông minh, thành phố kết nối toàn cầu”.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 17/12, khu vực Hà Nội sáng sớm trời rét, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/12, khu vực Hà Nội không mưa, trời rét, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 11 - 14 độ C.
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành quyết định phê duyệt danh sách, số lượng tuyến và tần suất vớt đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động