Điều chỉnh tăng giá điện:

Lo lắng giá tiêu dùng lại tăng!

Giá điện đã chính thức được điều chỉnh tăng từ ngày 1/12/2017 với mức tăng bình quân 98 đồng/kWh. Với lần điều chỉnh này đại diện Bộ Công Thương khẳng định, đã tính toán tối đa mức ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Thế nhưng, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, hiện vấn đề tăng giá điện vẫn chưa có sự tham gia của đại diện người tiêu dùng và đây là vấn đề cần phải thay đổi.
lo lang gia tieu dung lai tang Người tiêu dùng phải trả thêm bao nhiều tiền mỗi tháng khi giá điện tăng?
lo lang gia tieu dung lai tang EVN được tăng giá điện không cần báo cáo trong phạm vi 3-5%

Đã thật sự minh bạch?

So với mức tăng 7,5% của đợt điều chỉnh lần trước vào tháng 3/2015, lần này, mức tăng giá điện có thấp hơn. Tuy nhiên, với mức tăng 6,08% giá bán lẻ điện bình quân tăng lên mức hơn 1.720 đồng/kWh, cùng với việc thay đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt với 6 bậc có mức giá tăng dần, khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại.

lo lang gia tieu dung lai tang
Tăng giá điện sẽ làm tăng chỉ số tiêu dùng (CPI). ảnh Đ.Đ

Liên quan đến việc điều chỉnh giá bán lẻ điện năm 2017, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, việc điều chỉnh giá bán điện lần này được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 đã được kiểm toán độc lập và kiểm tra bởi tổ công tác liên bộ. Trong đó, tổ công tác đã xem xét đến các yếu tố tăng giảm chi phí đầu vào (tỉ giá, nguồn phát điện…).

Trước việc điều chỉnh tăng giá điện nhiều người cho rằng, vì sao lại tăng giá điện trong bối cảnh tổng cộng hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2016 của ngành điện đang có lãi (báo lãi hơn 2.658 tỷ đồng)? về vấn đề này ông Tuấn cho biết, dù năm 2016 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kinh doanh có lãi, nhưng đơn vị này hiện vẫn còn treo một khoản lỗ do chênh lệch tỉ giá từ các năm trước để lại với mức lỗ lên đến 9.000 tỉ đồng và đây là áp lực lớn đối với ngành điện. “Nếu toàn bộ số tiền hơn 9.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá mà đưa hết vào giá điện thì sức ép tăng giá rất lớn. Vì thế, trong đợt điều chỉnh giá điện lần này cũng chỉ đưa một phần chênh lệch tỷ giá vào trong giá thành. Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến 2020 sẽ đưa dần chênh lệch tỷ giá vào trong giá điện”, ông Tuấn nói.

Đánh giá về quyết định tăng giá điện các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tăng giá điện cho thấy một phần do quản lý của ngành điện chưa tốt, hao hụt điện còn lớn dẫn đến việc phải tăng giá. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng, lý do tăng giá thường rất dễ được đưa ra trong trường hợp nhà cung cấp là độc quyền. Nếu không độc quyền, thay vì tăng giá họ sẽ tăng sản lượng. Vì thế, vấn đề minh bạch thông tin là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm.

Đề cập đến vấn đề minh bạch thông tin trong việc tăng giá điện, ông Nguyễn Minh Đức – Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, hiện vấn đề kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện đã có bước tiến về minh bạch, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo sự minh bạch hơn nữa. Cụ thể, hiện việc kiểm tra giá điện đã có mặt của cả bên bán và bên mua điện (đại diện người tiêu dùng – pv), song quyết định tăng bao nhiêu % thì chỉ do bên bán điện quyết định. Trong khi đó, đại diện bên mua (đại diện người tiêu dùng) vẫn chưa được tham gia vào việc này.

Đồng quan điểm với ông Đức, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cũng cho rằng, hiện hội vẫn chưa được tham gia quyết định giá bán điện, nếu được tham gia thì còn minh bạch hơn vì hội là đại diện khách hàng. “Giá cả cần được người mua và người bán thỏa thuận, người mua được mặc cả chứ không chỉ riêng người bán đưa ra giá và người mua phải chấp nhận mức giá đó”, ông Hùng cho biết.

Nhiều mặt hàng sẽ tăng giá?

Khẳng định về việc điều chỉnh tăng giá điện sẽ thu hút được đầu tư, đồng thời để điều hành giá điện theo yêu cầu thị trường, Bộ Công Thương đã tính toán và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến từng đối tượng, từ hộ sinh hoạt, đặc biệt là những hộ khó khăn. Theo đại diện Bộ Công Thương, việc điều chỉnh giá điện sẽ cố gắng hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng đến đời sống nhân dân…

Thực tế cho thấy, điều chỉnh tăng giá điện lần này không tác động đến các hộ nghèo bởi theo tính toán, mỗi hộ nghèo thường sử dụng dưới 50kWh nên số tiền họ phải chi trả do tăng giá điện không đáng kể (sau khi giá điện được điều chỉnh mỗi tháng sẽ phải trả thêm 3.200 đồng), trong khi đó, Chính phủ vẫn phải chi trả số tiền khá lớn hỗ trợ cho các hộ nghèo dùng điện. Tuy nhiên, với các hộ có mức tiêu thụ điện từ 50 kWh/tháng đến 100 kWh, mỗi tháng sẽ phải đóng thêm là 6.600 đồng. Hộ dùng từ 200 kWh/tháng là 13.800 đồng. Với hộ dùng 300 kWh là 23.600 đồng còn hộ dùng từ 400 kWh/tháng trở lên, chi phí tăng thêm là 34.800 đồng. Còn các hộ kinh doanh dịch vụ sẽ tăng khoảng 5,4% so với chi phí trước khi tăng giá điện.

Với số liệu trên các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tăng giá điện lần này không ảnh hưởng đến các hộ nghèo. Thế nhưng, biểu giá điện được chia thành sáu bậc với mức giá tăng dần như hiện nay, thì chỉ những người sử dụng dưới 100 kWh mới được hưởng giá điện dưới mức giá bán lẻ điện bình quân. Còn lại, đại đa số người tiêu dùng phải trả tiền cao hơn giá bán lẻ điện bình quân. Và đây là một trong những yếu tố khiến người tiêu dùng lo lắng khi việc tăng giá điện diễn ra vào tháng cuối năm và liệu đây có là cơ hội để nhiều mặt hàng, nhiều sản phẩm “té nước theo mưa” tăng giá bán…

Những lo lắng trên không phải là không có cơ sở, bởi theo đại diện Bộ Công Thương, việc tăng giá điện cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tổng sản phẩm nội địa (GDP), theo đó giá điện làm tăng chỉ số CPI 0,08%, tăng chỉ số giá sản xuất 0,07%. Bên cạnh đó, dự kiến năm 2018, CPI sẽ bị ảnh hưởng là 0,1%, GDP là 0,66%. Vậy việc tăng giá điện vào thời điểm cuối năm như hiện nay liệu có hợp lý?.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.

Tin khác

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững

Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững

(LĐTĐ) Trong năm 2024, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời, đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm kịp thời đáp ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ

Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (22/12), giá vàng nhẫn trong nước được nhiều thương hiệu điều chỉnh tăng hơn nửa triệu đồng mỗi lượng ở chiều bán.
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12

6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 26/12 tới, sẽ chính thức đưa 6,8 triệu cổ phiếu BMK của CTCP Kỹ thuật nhiệt Mèo Đen vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX; giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 14.800 đồng/cổ phiếu.
Xem thêm
Phiên bản di động