Lấy động viên, tạo động lực để nâng cao đạo đức nhà giáo
Không bố trí đứng lớp các giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo | |
Đôn đốc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo | |
Tăng cường tuyên truyền về Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2018 |
Cùng dự cuộc làm việc có: ông Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, ông Vũ Minh Đức - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Theo dự thảo kế hoạch “Nâng cao năng lực, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” do Công đoàn Giáo dục Việt Nam xây dựng, kế hoạch này nhằm hỗ trợ nhà giáo, người lao động có thêm hiểu biết về pháp luật, có ý thức tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật; biết cách ứng xử trước các tình huống sư phạm một cách chuẩn mực; biết cách xử lý các vấn đề từ phụ huynh, đồng nghiệp và học sinh.
Kế hoạch cũng sẽ hỗ trợ cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn trong các trường học khả năng nhận diện dự báo tình hình trong và ngoài nhà trường, diễn biến tâm lý, tâm trạng, tư tưởng của giáo viên, học sinh và những đối tượng khác liên quan đến nhà trường, từ đó góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, tạo sự tin tưởng cho xã hội, tạo uy tín cho ngành giáo dục.
Ông Vũ Minh Đức - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao đổi tại cuộc làm việc với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (Ảnh: Bộ GD&ĐT) |
Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, dự thảo kế hoạch đặt ra 3 nhóm giải pháp bao gồm: Tổ chức thông tin khách quan một số vấn đề giáo dục được dư luận phản ánh, từ đó quán triệt trách nhiệm của các cấp công đoàn trong việc phối hợp thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực và đạo đức cho nhà giáo; triển khai các giải pháp nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhà giáo, người lao động về pháp luật, ý thức và trách nhiệm với nghề dạy học; triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực ứng xử các tình huống sư phạm cho nhà giáo, người lao động.
Đánh giá về dự thảo kế hoạch, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, dự thảo đã đưa ra được những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy nhiên, Bộ trưởng gợi ý nên chọn việc, chọn điểm để làm sao cho hiệu quả, cụ thể, kế hoạch nên tập trung vào vấn đề nâng cao đạo đức nhà giáo.
Trong đó, mục tiêu trong năm 2019 và những năm tiếp theo là tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức về đạo đức nhà giáo trong toàn ngành, đẩy lùi vi phạm đạo đức, xây dựng hình ảnh tốt về nhà giáo, tạo niềm tin cho xã hội. Đồng thời, tạo ra sự minh bạch, công bằng trong cộng đồng nhà giáo thông qua việc bảo vệ quyền lợi, danh dự cho những trường hợp nhà giáo oan sai.
Về hình thức tổ chức, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh đến chia sẻ và tạo động lực. “Đạo đức xã hội, đạo đức nhà giáo được rèn luyện qua thời gian. Vì vậy, cần kiên trì, lắng nghe, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tạo động lực là chính, tránh tạo ra áp lực. Cần lưu ý, tâm điểm phải là động viên, chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi nhưng nghiêm khắc” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, muốn nhà giáo nâng cao được nhận thức và trách nhiệm về đạo đức trước hết cần cung cấp đầy đủ thông tin cho họ, để từ đó mỗi người tự nâng cao trách nhiệm. Trong đó, nên tăng cường các cuộc trao đổi tọa đàm dưới dạng chia sẻ, nhân rộng kinh nghiệm xử lý các tình huống sư phạm.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhắc tới quan điểm “lấy cái tốt đẩy lùi cái xấu” và mong rằng, các cấp công đoàn trong toàn ngành sẽ tích cực phát hiện để biểu dương, tôn vinh những tấm gương thầy cô giáo tận tụy cống hiến, có ảnh hưởng, truyền cảm hứng tới học trò.
“Gốc của đạo đức nhà giáo được xây dựng từ các trường sư phạm, vì vậy, mỗi trường sư phạm cần chủ động đổi mới tuyển sinh, đổi mới đào tạo, tham gia tích cực vào quá trình xây dựng và nâng cao đạo đức nhà giáo, để mỗi giáo viên không chỉ là “thợ dạy” mà còn là những nhà giáo dục” - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị Công đoàn Giáo dục Việt Nam tiếp tục hoàn thiện dự thảo kế hoạch “Nâng cao năng lực, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” để triển khai thực hiện trong thời gian tới, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nâng cao đạo đức nhà giáo. Đồng thời, chủ động kết nối để Bộ GD&ĐT sớm ký kết quy chế phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc
Công đoàn 04/11/2024 09:36
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/10/2024 19:17
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 17:17
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên
Hoạt động 31/10/2024 10:20
Ba Đình: Ra mắt Công đoàn Công ty TNHH Vàng - Bạc - Đá quý Huy Thành
Hoạt động 30/10/2024 20:40
Sôi nổi Chung khảo Hội thi "Điều dưỡng viên giỏi - Giong Việt Nam 2024"
Hoạt động 30/10/2024 19:26
Tập huấn công tác tài chính cho cán bộ Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội
Hoạt động 30/10/2024 10:53
Tổng kết hoạt động công đoàn khối giáo dục huyện Đông Anh năm học 2023 - 2024
Hoạt động 29/10/2024 19:43
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 6 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 29/10/2024 18:34