Lao động Việt Nam thiếu tự tin vì khả năng ngoại ngữ kém?

Trong quá trình hội nhập, nhu cầu tuyển lao động trình độ ngày càng tăng. Tuy nhiên, có một thực tế là ở những phân khúc việc làm yêu cầu trình độ cao, lao động Việt Nam được đánh giá tốt về tinh thần sẵn sàng học hỏi và làm việc chăm chỉ nhưng lại gặp nhiều trở ngại về ngoại ngữ.
Cơ hội lớn cho người lao động Việt Nam
Cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam hồi hương từ Hàn Quốc

Tiếng Anh được coi là kỹ năng thành thạo đương nhiên ở một số nước nhưng đây vẫn là một trong những rào cản chính khi tuyển dụng nhân sự ở Việt Nam.

Lao động Việt Nam thiếu tự tin vì khả năng ngoại ngữ kém?

Đại diện một công ty Hàn Quốc phỏng vấn ứng viên tuyển dụng. (Ảnh: Mỹ Phương/Vietnam+)

Ba kỹ năng cho người Việt

Trước thềm Việt Nam tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Công ty tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks có thực hiện khảo sát với trên 2.500 người lao động về lợi ích và hạn chế khi tham gia AEC.

Theo đó, 91% số người cho biết việc Việt Nam gia nhập AEC sẽ có lợi cho mình. Có 2 lợi ích được nhiều người tán thành nhất, đó là cơ hội học hỏi và tác phong làm việc. Cụ thể, trên 52% người cho rằng họ sẽ có thêm “nhiều cơ hội học hỏi và cọ xát với các chuyên gia và tài năng từ các nước trong khu vực ASEAN.”

Còn khoảng 46% cho rằng “văn hóa và tác phong làm việc quốc tế sẽ cải thiện văn hóa và tác phong làm việc hiện tại ở Việt Nam theo chiều hướng tốt hơn”. 70% trong số này cũng cho rằng người lao động Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh với nhân lực ngoài nước khi Việt Nam gia nhập AEC.

Về những điểm bất lợi khi gia nhập AEC, nhiều người lao động cũng đã tỏ ra sự thiếu tự tin. Bất lợi lớn nhất mà đến 84% người đưa ra là có quá nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trên thị trường lao động Việt Nam vì họ là những người thông thạo tiếng Anh. Bất lợi thứ 2, được nhiều người tán thành là “vì có nhiều lựa chọn ứng viên hơn, nhà tuyển dụng và doanh nghiệp có thể giảm mặt bằng lương bổng.”

Qua kết quả này, Giám đốc điều hành VietnamWorks Gaku Echizenya thừa nhận: “Chúng tôi thấy rằng đã có một nhóm nhỏ người lao động Việt Nam thiếu tự tin do khả năng ngoại ngữ kém, thiếu kỹ năng đàm phán công bằng về lương bổng với nhà tuyển dụng. Sự thiếu tự tin này càng thể hiện rõ khi có gần 70% người trong nhóm này cho rằng người lao động Việt Nam không đủ sức cạnh tranh với nhân lực nước ngoài một khi Việt Nam gia nhập AEC.”

Để vững tin gia nhập AEC, cả hai nhóm người lao động lạc quan và bi quan về việc gia nhập AEC đều cho rằng có 3 kỹ năng quan trọng nhất mà người lao động Việt Nam cần trang bị và phát triển để sẵn sàng cho AEC. Kỹ năng ngoại ngữ được 89% số người khảo sát đánh giá là quan trọng nhất. Hai kỹ năng quan trọng tiếp theo là giao tiếp (62%) và xây dựng lãnh đạo/quản lý (34%).

Ông Gaku Echizenya, cho rằng nhìn chung, người lao động Việt Nam xem ngoại ngữ là yếu tố quan trọng nhất trong việc cạnh tranh với nhân lực nước ngoài trong AEC. Thực tế đăng tuyển trên VietnamWorks.com cũng cho thấy, chỉ có khoảng 41% vị trí đăng tuyển ưu tiên cho các hồ sơ được viết bằng tiếng Anh.

Với những quan điểm khá rõ ràng này về lực lượng lao động trẻ tại Việt Nam, ông Gaku Echizenya tin rằng nguồn nhân lực quốc gia này sẽ đạt được những tiến bộ rõ rệt khi chính thức hội nhập vào AEC.

Lo thua ngay trên sân nhà

Không chỉ mở ra nhiều cơ hội việc làm trong nước, mà lao động Việt Nam còn có cơ hội sang làm việc tại các thị trường khu vực, đặc biệt là đối với lực lượng lao động có chất lượng cao khi được tự do di chuyển trong khu vực.

Với 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển, người lao động có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn.

Tự do dịch chuyển là cơ hội lớn cho nguồn lao động có chất lượng cao của Việt Nam tương tác, cọ xát, để nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp ở các nước tiên tiến trong khu vực, từ đó làm tăng tính linh hoạt và khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa, chuyên nghiệp.

Theo nhận định của các chuyên gia, việc “tự do” này vừa là cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ khi một lượng lớn lao động từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh thực sự khốc liệt với lao động trong nước.

Cần cù vẫn chưa đủ?

Thời gian qua, lao động Việt luôn được đánh giá là có lợi thế vì cần cù, chịu khó, “giá rẻ”... Tuy nhiên, ông Mạc Văn Tiến, Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cảnh báo, khi tham gia ACE, sự tự do luân chuyển lao động vừa là cơ hội song cũng là thách thức không nhỏ khi một lượng lớn lao động từ các nước AEC vào Việt Nam, tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước.

“Bên cạnh việc có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, người lao động còn cần có ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác. Nếu người lao động Việt Nam không ý thức được điều này thì sẽ thua ngay trên ‘sân nhà’, bởi chúng ta khó cạnh tranh về trình độ tay nghề, chuyên môn với nhiều quốc gia trong AEC. Để thích ứng với hoàn cảnh mới, người lao động phải học hỏi ngoại ngữ tốt, cập nhật kỹ năng mới,” ông Tiến nhấn mạnh

Dưới góc độ đào tạo, bà Nguyễn Thị An Quyên, Giám đốc điều hành Học viện Anh ngữ Equest cho biết, tham gia AEC, với sinh viên, bên cạnh ngoại ngữ cần chủ động hơn trong việc xác định cho bản thân một phương pháp học tâp khoa học, học để “đi làm” chứ không phải học để thi. Ngoài ra, cũng cần chú trọng đến các kỹ năng công việc, kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, quản lý thời gian để có được tư duy ứng dụng đúng đắn và đầy đủ lí thuyết vào thực tiễn, để làm tăng giá trị cho bản thân, nâng cao hiệu suất lao động.

AEC sẽ mở ra những cơ hội lớn cho những lao động Việt Nam có tay nghề cao, tiếng Anh tốt được làm việc ở các nước ASEAN với mức thu nhập cao hơn. Để nắm bắt cơ hội từ AEC và hạn chế tác động mặt tiêu cực của nó đòi hỏi người lao động phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu về chất lượng của doanh nghiệp để dành cơ hội cho mình.

hanoimoi.com.vn

Nên xem

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.

Tin khác

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

(LĐTĐ) Với gần 1.400 chỉ tiêu tuyển dụng, đa dạng lĩnh vực ngành nghề của các doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước đã tạo cơ hội việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản về nước nói riêng.
Xem thêm
Phiên bản di động