Lao động làm việc ở nước ngoài từng bước hội nhập quốc tế
Tăng cường phát triển Đảng trong đội ngũ công nhân | |
LĐLĐ thành phố Hà Nội: Tổ chức tập huấn “Thỏa ước Lao động tập thể” |
Đổi đời nhờ XKLĐ
Nhìn bộ mặt làng quê xã Đô Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) ngày nay sầm uất với những ngôi nhà, biệt thự xây dựng khang trang mọc lên, khó ai có thể hình dung ra nơi đây vốn là vùng đất nghèo khó. Cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa. Khó khăn là vậy nhưng người dân cũng không biết làm gì để thoát nghèo, thoát khổ. Ngoài làm ruộng, họ không có một nghề phụ nào ổn định để làm trong thời gian nông nhàn. Mọi chuyện bắt đầu thay đổi, vào những năm cuối thập kỷ 1980 - 1990, một số lao động ở xã Đô Thành tìm đường đi XKLĐ để mong có thu nhập ổn định hơn. Chính nhờ hướng đi này mà đời sống của người dân nơi đây đã đổi thay một cách chóng mặt.
Theo trưởng xóm Phú Vinh, xã Đô Thành, cả làng hiện nay có hơn 300 hộ với gần 1.000 lao động, trong đó có gần 1/3 đi XKLĐ. Nhờ nguồn lao động này mà xóm trở nên trù phú, giàu có, đời sống bà con cũng như cơ sở vật chất hạ tầng được nâng lên rõ rệt.“Ở làng này nhà có hai, ba thậm chí bốn, năm người đi XKLĐ là chuyện bình thường”, một người dân nơi đây cho biết.
Anh Đặng Bá Hiếu (ở khóm 2, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) là một điển hình của lao động xuất khẩu. Đăng ký đi XKLĐ ở Đài Loan xóa nghèo, thời gian đầu làm việc tại xứ người, anh Hiếu gặp không ít khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp với người bản xứ và việc tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp. Nhưng nghĩ đến cuộc sống khó khăn ở nhà, anh học hỏi bằng nhiều cách, thông qua bạn bè, tích cực tiếp xúc với quản lý người nước ngoài… Dần dần anh trở nên quen thuộc với môi trường mới, giao tiếp dễ dàng, thành thạo với người bản xứ bằng tiếng Hoa. Sau 3 năm hết hạn hợp đồng từ Đài Loan trở về, anh tích lũy được 400 triệu đồng. Xác định mình không có việc làm ổn định nên anh bàn với gia đình đi XKLĐ tiếp và lần này là sang Hàn Quốc. Sau 4 năm 10 tháng làm việc chăm chỉ, anh tiếp tục tích lũy được số tiền hơn 1,5 tỷ đồng. Từ chỗ hai bàn tay trắng, nhờ xuất XKLĐ mà giờ ở tuổi 34, anh đã có trong tay số tiền gần 2 tỷ đồng. Tháng 7 vừa qua, anh lại tiếp tục đăng ký đi XKLĐ nước thứ ba là Nhật Bản và sẽ xuất cảnh vào cuối tháng 11 tới. Anh Hiếu tâm sự, lần đi này, ngoài việc tiếp tục làm việc để có thêm thu nhập tích lũy, anh còn mơ ước sẽ học hỏi, nâng cao tay nghề cũng như kỹ năng tác phong công nghiệp và quản lý của người Nhật để sau này về nước có thể tự lập Cty.
Khảo sát của Bộ LĐTBXH cho thấy, có đến 88,9% số người được hỏi khẳng định có tích lũy từ XKLĐ. Trong đó, mức tích lũy cao và ổn định nhất thuộc về thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, thấp nhất là Malaysia. Mức tích lũy bình quân của người lao động làm việc đủ 3 năm ở Nhật Bản là 312 triệu đồng/người, Hàn Quốc 243 triệu đồng/người, Đài Loan 145 triệu đồng/người và Malaysia 51 triệu đồng/người. Phần lớn số tiền người lao động tích lũy được sử dụng để giải quyết các nhu cầu cấp bách của gia đình: trả nợ phát sinh từ trước hoặc trong quá trình đi XKLĐ (chiếm 34,37% tổng số tiền tích lũy); xây dựng, sửa chữa nhà cửa (28,49%) và mua sắm đồ đạc trong gia đình (10,59%). Việc đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho việc học hành còn rất hạn chế, chỉ chiếm tương ứng khoảng 8,79% và 3,67% tổng tiền tích lũy.
Phát triển nguồn lao động có trình độ kỹ thuật
Theo đánh giá của các chuyên gia lao động của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, hoạt động XKLĐ ngoài việc đã giải quyết được việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho một bộ phận không nhỏ trong tổng số 1,5-1,7 triệu thanh niên VN bước vào độ tuổi lao động hàng năm, chúng ta còn được lợi từ việc NLĐ sẽ có thêm nhiều kiến thức từ điều kiện làm việc mới. Được làm việc trong môi trường đa quốc gia, hiện đại, NLĐ trưởng thành rất nhanh. Họ được rèn luyện về tác phong công nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp lẫn ý thức kỷ luật. Phần đông lao động đi tu nghiệp, làm việc ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc… đều được chủ sử dụng đánh giá cao về khả năng tiếp thu tay nghề, kỹ thuật mới nhanh. Chính vì vậy, sau một số năm lao động làm việc ở nước ngoài trở về, ngoài tích lũy được tiền bạc, kinh nghiệm sống, nhiều lao động còn mang về nước hành trang vốn tay nghề kỹ thuật và công nghệ của nhiều ngành công nghiệp như cơ khí, chế tạo, điện tử, sản xuất ô tô… Đây chính là những ngành đang và sẽ rất phát triển ở VN và cần đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp đạt trình độ tinh xảo, thành thục.
Hoạt động XKLĐ đóng góp không nhỏ vào công cuộc xây dựng, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và góp phần bổ sung đội ngũ lao động có chất lượng tay nghề cao, có ý thức tác phong công nghiệp tốt cung cấp cho các DN đang hoạt động tại địa phương. |
Hoạt động XKLĐ không chỉ đóng góp không nhỏ vào công cuộc xây dựng, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà còn góp phần bổ sung nguồn đội ngũ lao động có chất lượng tay nghề cao, có ý thức tác phong công nghiệp tốt cung cấp cho các DN đang hoạt động tại địa phương. Đơn cử, tại Hà Nội, từ năm 2012, Bộ LĐTB&XH đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ giới thiệu việc làm Hà Nội cùng Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tổ chức các khóa đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và khởi nghiệp miễn phí cho NLĐ đã hoàn thành hợp đồng tại Hàn Quốc trở về nước đúng hạn. NLĐ ngoài việc được đào tạo nâng cao miễn phí tay nghề, còn được học tiếng Hàn Quốc, kỹ năng sử dụng máy tính và đặc biệt là kỹ năng quản lý... Qua các lớp học, NLĐ có cơ hội được giới thiệu vào làm trong các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam với những vị trí như quản lý sản xuất, phiên dịch, nhân viên văn phòng… Đến nay chương trình đã đào tạo và giới thiệu việc làm cho hơn 1.000 lao động.
“Cùng với sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dự báo sẽ gia tăng. Trước mắt, trong năm có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Ngoài ra, nhân lực chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề), trong đó có nhân lực được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, được di chuyển tự do hơn. Vì vậy, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc đối tượng này dự báo sẽ có sự gia tăng đáng kể thời gian tới”, ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH nhận định.
H.Thành - M. Quân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37