Sân chơi bổ ích cho lao động di cư
Câu lạc bộ dành cho Lao động giúp việc gia đình (LĐGVGĐ) do Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng và Hội phụ nữ cấp cơ sở phối hợp thiết lập và vận hành trong khuôn khổ dự án “Bảo vệ quyền của lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam”. Mục tiêu của Câu lạc bộ LĐGVGĐ là trở thành tổ chức đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của lao động giúp việc gia đình; thông qua các hoạt động của câu lạc bộ (CLB) để có bằng chứng cho quá trình tham vấn vận động chính sách đối với lao động giúp việc gia đình và nhân rộng các mô hình tại địa phương.
CLB Giúp việc gia đình duy trì sinh hoạt đều đặn 1 lần/tháng |
CLB dành cho LĐGVGĐ được thiết lập và vận hành ngay tại nơi người lao động cư trú và làm việc (Hà Nội và Hồ Chí Minh), đây là mô hình được hầu hết các đối tác địa phương và LĐDC làm giúp việc gia đình đánh giá cao tính thiết thực, hiệu quả và phù hợp. Từ khi CLB ra đời đã thu hút được đông đảo lao động GVGĐ (tăng gấp 3 lần so với mục tiêu ban đầu thành lập) và một số gia chủ tại các địa bàn dự án tham gia sinh hoạt; tổ chức nhiều hoạt động đáp ứng nhu cầu LĐGVGĐ và mang lại nhiều ý nghĩa tích cực cho xã hội.
Đó là hoạt động tập huấn nâng cao năng lực về kỹ năng tổ chức – điều hành sinh hoạt cho ban chủ nhiệm CLB; duy trì sinh hoạt hàng tháng với nội dung về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm liên quan nghề GVGĐ (kỹ năng chế biến món ăn, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình, lau dọn nhà cửa; kỹ năng giao tiếp, ứng xử với gia chủ,...); kiến thức pháp luật liên quan LĐGVGĐ; vận động gia chủ và người giúp việc ký kết hợp đồng lao động, tham gia BHYT...
Cô Nguyễn Thị Son, quê Tiền Hải, Thái Bình là LĐGVGĐ tại quận Cầu Giấy cho biết, “cô đi làm giúp việc được 4 năm. Trước kia khi chưa có CLB GVGĐ thì cô nấu ăn không được giỏi kinh nhiệm đi giúp việc cũng không nhiều chủ yếu là ở quê mình làm như thế nào thì lên đây mình làm thế. Thời gian đầu rất khó khăn nhưng từ ngày cô tham gia CLB GVGĐ đã giúp ích cho cô rất nhiều trong việc nấu nướng, giao tiếp...”.
Cô Son (bên trái), chị Liên (bên phải) tham gia sinh hoạt CLB đều đặn |
Còn chị Nguyễn Thị Liên, quê Thanh Hóa chia sẻ, trước đây em mặc cảm nhiều lắm. Nhờ tham gia CLB GVGĐ em thấy người giúp việc có vai trò rất quan trọng đối với chủ nhà, vì mình đang nắm giữ, trông coi tài sản, con cái người ta. Vì vậy, cả em và nhà chủ đều cảm thấy cần có trách nhiệm với nhau. Gia đình nhà chủ rất quan tâm tới em như: mua BHYT, chăm lo về đời sống tinh thần và tạo điều kiện để em có thể tham gia sinh hoạt CLB.
Không chỉ riêng cô Son và Chị Liên mà hầu hết các chị làm công việc GVGĐ khi được hỏi đều cảm thấy rất hữu ích khi có CLB. Tại đây, các chị em từ nhiều vùng quê khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau, sống và làm việc tại nhiều địa bàn khác nhau đều cùng sinh hoạt trong CLB GVGĐ. Tại đây, các chị có thể chia sẻ những kinh nghiệm nghề nghiệp, chia sẻ tình cảm để cùng nhau vơi bớt nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
Đối với chính quyền và cộng đồng, CLB GVGĐ đã mang lại tác động lớn làm thay đổi quan niệm, giảm định kiến của chính quyền địa phương đối với LĐDC nói chung và LĐGVGĐ nói riêng. Thông qua CLB chính quyền địa phương cũng đã dễ dàng trao đổi thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật để LĐDC dễ dàng tiếp cận hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21