Làng chè cổ thụ độc nhất tại thủ đô
Hà Nội mùa lá rơi vàng phố |
Những “cụ” chè 200 tuổi
Nói đến cây chè, nhiều người nghĩ ngay đến những cây chè Suối Giàng (Yên Bái) hay chè San Tuyết (Hà Giang) với dáng thân rất mập, các nhánh tủa ra xung quanh và cao không quá đầu người. Cũng nức tiếng gần xa, nhưng những cây chè ở Giếng Cốc lại mang dáng thân cây cao, khẳng khiu. Thậm chí có những “cụ” chè gần 200 tuổi, cao chừng 9 - 10m, cao hơn ngôi nhà 2 tầng, đường kính thân cây khoảng 15 - 18 cm. Mỗi lần muốn hái lá chè, phải bắc thang lên mới với tới.
Những cây chè cổ thụ này không biết có từ bao giờ. Người thì bảo từ giống chè Mộc Châu, người thì bảo là chè hoang được các cụ trồng lâu năm. Có lẽ, chẳng ai trong số những bậc cao niên trong làng nhớ được chính xác nguồn gốc cây chè, bởi sinh ra đã có cây chè rồi.
Gia đình ông Nguyễn Văn Tuyên (xóm 5, Giếng Cốc) đã có 4 đời gắn liền với cây chè. Vườn nhà ông có khoảng 20 gốc chè, trong đó có khoảng 7 - 8 cây chè cổ thụ gần 200 tuổi.
Điều đặc biệt, chè Giếng Cốc được trồng bằng hạt chứ không chiết cành như một số vùng trồng chè chuyên nghiệp khác. Những hạt chè to, chắc, mẩy được ngâm trong nước nửa ngày rồi đem đi gieo. Khi hái chè, người ta không dùng liềm hay dùng dao cắt, mà phải dùng tay hái từng lá một, bởi nếu dùng dao cắt, cây chè sẽ bị chết. Người dân ở đây thường dùng lá chè già, xanh thẫm, nếu khi thử bẻ ngang chiếc lá, thấy kêu “tách” một tiếng là được. Đặc biệt, lá chè non và búp chè thì không mấy ai uống vì vị không ngon, chát hơn nhiều.
Ông Tuyên vừa rót chén chè vừa tự hào chia sẻ: “Chè Giếng Cốc đặc biệt bởi nhiều thứ - như độ tuổi của cây, cách chế biến, vẻ ngoài của chè đến mùi hương mộc mạc, thanh tao. Tất cả những điều này kết hợp lại đã đánh thức vị giác của những người uống chè khó tính nhất”.
Đúng vậy, khi được thưởng thức chè Giếng Cốc, ngắm sắc vàng sóng sánh cùng hương vị chan chát, nhưng sau đó lại ngọt thanh kéo dài nơi cổ họng. Khi hãm chè bằng chính nước giếng đá ong lại càng cho vị ngọt, thanh mát… thật khó quên.
Chính vì thế, mỗi cây chè trong nhà đều được người dân trong làng coi như báu vật. Khách đến nhà chơi không có gì ngoài chén nước chè tươi, thấm đượm tình cảm nồng hậu thôn quê.
Nhiều gia đình không còn mặn mà việc trồng chè
Tuy vậy, những năm gần đây nhiều gia đình đã không mặn mà với việc trồng chè. “Xưa kia, cả làng nhà nào cũng trồng chè, trồng dày đến nỗi cách 1 mét là một cây” – ông Phùng Văn Lộc (75 tuổi, xóm 5, Giếng Cốc) chỉ tay ra góc vườn chỉ còn lại vài cây.
Giếng Cốc ngày xưa vốn nổi tiếng là vùng trồng chè, người dân sống nhờ chè, nhưng ngày nay mỗi nhà chỉ bớt lại vài cây để dùng. “Giá mỗi cân chè khoảng 10.000 đồng, mỗi lần hái phải bắc thang ngắt từng lá một, so với công trèo hái, không đáng là bao” – ông Lộc chia sẻ.
Nhận thấy cây chè không mang lại giá trị kinh tế cao, nhiều gia đình đã chặt bỏ để trồng các cây ăn quả khác như vải, bưởi, mít, hồng bì…Gia đình cụ Nguyễn Hữu Thư trước có cả dải đất trồng chè, nay cũng chỉ còn sót một cây chè cổ thụ. Cây chè này ước tính hơn 200 năm, được coi là cây chè to nhất trong làng. Sau này, cụ chia đất cho con cháu mỗi người một ít rồi làm nhà, nên phải chặt đi nhiều, nên nay chỉ còn một cây.
Có lẽ chính điều ấy khiến cho mỗi một cây chè trở thành đáng quý trong gia đình. Mặc dù không mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng cây chè đã gắn bó với người dân nơi đây từ đời này qua đời khác. Những cây chè ít ỏi còn sót lại được các gia đình chăm sóc và gìn giữ. Thậm chí, nhiều đại gia đến mua chè trả với giá cao ngất, họ cũng nhất định không bán. Bởi với người dân Giếng Cốc, những cây chè cổ thụ là tài sản tinh thần vô giá.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03