Làm tốt hơn vai trò bảo vệ người lao động
Cùng hướng về người lao động | |
Công đoàn có thêm cơ sở pháp lý để bảo vệ người lao động |
Thu nhập không đáp ứng mức sống tối thiểu
Theo báo cáo của LĐLĐ Hà Nội, 6 tháng đầu năm có 1.529 LĐ thiếu việc làm, trong đó có 508 LĐ nữ. Có 12.235 doanh nghiệp (DN) (chiếm 8,72% tổng số DN) nợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với số tiền 2.382 tỉ đồng. Thu nhập bình quân của người LĐ trên địa bàn Thủ đô hiện đạt mức 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng, không đáp ứng mức sống tối thiểu.
Người lao động luôn mong muốn công đoàn đồng hành cùng họ. |
Cụ thể: Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tiền lương bình quân của LĐ trong cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đạt 3.850.000 đồng/người/tháng; khu vực DN Nhà nước đạt 4.280.000 đồng/người/tháng; khu vục DN ngoài Nhà nước đạt 4.250.000đồng/người/tháng và khu vực DN FDI đạt 4.650.000 đồng/người/tháng.
Cán bộ CĐ Thủ đô cần chuyển mạnh hơn nữa về cơ sở, mang lại những lợi ích thiết thực hơn cho NLĐ, phấn đấu để tổ chức CĐ luôn tồn tại thường xuyên và lâu dài trong NLĐ, hiện hữu với cuộc sống hằng ngày của NLĐ. |
Một vấn đề đáng lưu tâm là Nghị định 122/2015/NĐ-CP ngày 14.11.2015 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người LĐ làm việc ở DN, có hiệu lực từ 1.1.2016, nhưng đến nay vẫn còn khoảng 10% số DN - chủ yếu là các công ty TNHH, DN nhỏ và vừa trên địa bàn Thủ đô chưa triển khai thực hiện được.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình hình tranh chấp LĐ dẫn đến ngừng việc tập thể có xu hướng gia tăng. 6 tháng đầu năm, theo báo cáo của LĐLĐ Hà Nội, trên địa bàn Thành phố để xảy ra 5 vụ tranh chấp LĐ.
Nguyên nhân chủ yếu do người sử dụng LĐ vi phạm các quy định của pháp luật về thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vùng nhưng chuyển các khoản phụ cấp, trợ cấp cho NLĐ vào lương; cách tính tiền thưởng Tết của DN không hợp lý; lãnh đạo DN (người Hàn Quốc) có thái độ ứng xử xúc phạm đến CNLĐ; điều kiện làm việc không đảm bảo; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thời gian làm thêm giờ, nghỉ phép… chưa đúng với quy định của pháp luật.
Về vấn đề này, ông Vũ Kim Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ Hà Nội cho biết: LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo CĐ các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, CĐ ngành Dệt - may Hà Nội và các địa phương kịp thời giải quyết tranh chấp LĐ, đảm bảo quyền lợi cho người LĐ.
CĐ phải luôn hiện hữu trong NLĐ
Đề cập đến đời sống, việc làm và thu nhập của CNVCLĐ Thủ đô 6 tháng đầu năm, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ VN Trần Thanh Hải bày tỏ băn khoăn khi 6 tháng đầu năm, số DN còn nợ đọng đóng các loại bảo hiểm lên tới 12.235 DN và số DN chưa thực hiện tăng lương tối thiểu vùng trên địa bàn Thành phố còn khoảng 10%.
Theo báo cáo của 45 CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở, đã có 2.032 DN có tổ chức CĐ ký Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), đạt tỉ lệ 53,93%. Nhiều bản TƯLĐTT đã có những nội dung cao hơn pháp luật có lợi cho người LĐ như: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng, đảm bảo việc làm, đảm bảo bữa ăn ca của người LĐ với mức thấp nhất 15.000 đồng. Đặc biệt, một số CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở đã hướng dẫn các DN chưa có tổ chức CĐ đại diện thương lượng, ký kết TƯLĐTT. |
Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải cho biết: Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm nay, số DN nợ đọng BHXH trên cả nước tăng cao so với nhiều năm về trước. Theo Luật BHXH, trách nhiệm khởi kiện các DN vi phạm chính sách BHXH thuộc về tổ chức CĐ.
Vì thế, ngay từ bây giờ, cán bộ các cấp CĐ Thủ đô cần chuẩn bị tâm thế để từ tháng 7.2016 có thể đảm nhận nhiệm vụ khởi kiện người sử dụng LĐ vi phạm những chính sách BHXH đối với người LĐ.
“Đây là nhiệm vụ hoàn toàn mới so với trước đây, đòi hỏi cán bộ CĐ phải có sự chuẩn bị cả về con người, cả về cách thức trong quá trình tổ chức thực hiện sao cho tốt để bảo vệ quyền lợi sát sườn cho người LĐ” - Phó Chủ tịch Trần Thanh Hải khẳng định.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải cũng cho rằng, các cấp CĐ Hà Nội cần tham gia tốt hơn trong việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng, chủ động hơn nữa trong việc tham gia đối thoại tại DN, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người LĐ để xử lý.
Cán bộ CĐ Thủ đô cần chuyển mạnh hơn nữa về cơ sở, mang lại những lợi ích thiết thực hơn cho NLĐ, phấn đấu để tổ chức CĐ luôn tồn tại thường xuyên và lâu dài trong NLĐ, hiện hữu với cuộc sống hằng ngày của NLĐ.
L. Ngọc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Hoạt động 19/12/2024 20:37