Kỳ vọng mùa Đào bội thu

(LĐTĐ) Được coi là biểu tượng của mùa Xuân, mỗi độ Tết đến, đào Nhật Tân lại được người dân Thủ đô và tiểu thương gần xa săn đón. Là loài hoa mang lại giá trị kinh tế cao, thế nhưng, mỗi vụ hoa đào tới là một lần người dân làng Nhật Tân liều mình “đánh bạc với trời”.
ky vong mua dao boi thu Đào Nhật Tân bung nở, khoe sắc thắm tại chợ hoa Quảng An
ky vong mua dao boi thu Đào Nhật Tân khoe sắc tại chợ hoa Quảng An trước thềm Tết Nguyên đán
ky vong mua dao boi thu Nắng nhiều ngày, đào Nhật Tân nở sớm đón Tết Dương lịch

Làng gọi xuân về!

Được biết đến là vùng trồng hoa đào nổi tiếng của miền Bắc cũng như của Thủ đô, làng nghề trồng hoa đào cổ truyền Nhật Tân đã cùng người dân Hà Nội trải qua bao mùa xuân với những biến cố thăng trầm của lịch sử. Năm nào cũng vậy, cứ thấy bóng dáng đào Nhật Tân tại các khu chợ là người Hà Nội đã cảm nhận được không khí Tết đang tới rất gần.

Có ghé thăm tận nơi mới biết ở Nhật Tân có nhiều loại đào đến vậy. Là một trong những nghệ nhân trồng đào lâu năm tại Nhật Tân, ông Phong – chủ vườn đào Cát Cường cho biết: “Tuy đa dạng nhưng ở Nhật Tân vẫn ưa trồng 3 loại là đào thế, đào cổ và đào cành. Đào thế có gốc là gốc cây đào bích nguyên thủy, không lai tạo, nguyên gốc từ xưa đến giờ vì vậy người trồng dễ dàng định ngày nở được bông hoa.

ky vong mua dao boi thu
Chủ nhà vườn Cát Cường mong muốn thời tiết trong tháng cuối năm sẽ diễn biến thuận lợi để hoa đào có thể nở đúng vào dịp Tết Nguyên đán.

Trong đào thế thì có dòng thế bon sai và đào công sở. Đào thế bon sai là những cây nhỏ để ở bàn uống nước hoặc đặt trong các gia đình có diện tích nhỏ. Trái ngược với bon sai, dòng đào công sở chủ yếu có hình tháp hay còn được gọi là đào tán thông. Những cây đào này thích hợp để ở những công ty lớn và những ngôi nhà có diện tích rộng."

Ở Nhật Tân, đào cổ cũng khá được ưa chuộng. Đào cổ có hai dòng, một là tạo từ cây nhỏ nguyên bản trồng lớn lên, hai là lai ghép, khai thác gốc đào từ trên rừng về rồi cấy ghép giống đào ở vườn vào. Khi các mắt ghép lớn thành cành thì các nhà vườn bắt đầu uốn, tạo dáng như mong muốn. Tuy nhiên trong quá trình trồng, đào cổ và đào thế phải chăm bón rất kỳ công, đòi hỏi người trồng phải cẩn thận, tỉ mỉ, bấm tỉa làm sao cho đẹp mắt.

Cũng theo ông Phong, dù đã có những thay đổi cho phù hợp với nhu cầu, thị hướng của thị trường nhưng đào cành truyền thống vẫn được lưu giữ. Đặc biệt, ở Nhật Tân còn có một loại đào đặc biệt quý đó là đào thất thốn. Đào thất thốn nổi lên như một loại cây đẳng cấp dành riêng cho những dân chơi đào nhà nghề, những người đam mê giống đào khó tính nhưng đẹp đến nao lòng này.

Để tạo nên một cây đào thất thốn, người trồng đào phải chăm sóc cực kỳ cẩn thận. Đất trồng đào phải là đất thịt được đánh lên, phơi nỏ nắng, không để đất còn lại chút chất chua nào. Nguồn nước tưới cũng phải sạch, do đó, cây đào trở nên thanh cao, tao nhã, cũng bởi lẽ đó mà mỗi cây đào thất thốn có giá lên tới hàng trăm triệu đồng.

Chia sẻ với phóng viên, ông Lê Hàm, chủ vườn đào thất thốn tại Nhật Tân cho biết: “Tôi theo nghề trồng đào của cha ông từ thủa còn nhỏ. Hiện tại, vườn nhà tôi có khoảng trên dưới 100 gốc đào thất thốn. Xưa kia, đào thất thốn được coi là “đặc sản tiến Vua” nên thường rất quý, được nhiều người săn tìm. Để trồng được một cây đào thất thốn, tôi phải mất đến cả chục năm trời. Đào Thất Thốn của vườn nhà tôi phân ra 2 loại, một loại cho nở sớm trước Tết để khách mua đến xem chứ không chơi Tết được, loại còn lại để chơi Tết thì được tôi trồng riêng trong nhà lạnh có điều hòa bật 24/24.”

Ông Hàm cũng tiết lộ, nhà ông có cây đào thất thốn hơn 50 năm tuổi, nhiều hơn cả tuổi của ông đã được khách hàng trả giá hàng trăm triệu. Tuy nhiên, ông chỉ muốn cho thuê chứ không muốn bán vì thời gian để tạo ra một cây đào thất thốn đẹp, người nghệ nhân phải bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian.

Một năm với nhiều hy vọng

Theo nhận định của nhiều hộ dân trồng đào ở Nhật Tân thì giá đào đẹp năm nay chắc chắn sẽ tăng hơn so với năm ngoái. Những cây đào bích nhỏ và vừa có giá từ một triệu đến hơn ba triệu đồng/cây, những cây lớn có giá từ năm triệu đến 10 triệu/cây.

Riêng những cây đào thế, gốc đẹp, dáng đẹp sẽ có giá cho thuê trọn gốc từ 15 đến 20 triệu đồng trở lên và sẽ cao hơn, nhiều gốc có giá lên đến vài chục triệu đồng một cây.

Được biết đến là nghề thu bạc triệu, giúp cho các gia đình ở Nhật Tân ổn định cuộc sống, thế nhưng cũng có nhiều năm, người dân làng Nhật Tân phải chịu mất trắng cả cánh đồng khi đào nở sớm hoặc quá muộn do thời tiết. Còn nhớ thời điểm cách đây 2 năm về trước, thời tiết không ủng hộ đã khiến cho người trồng đào tại Nhật Tân thiệt hại nặng nề.

Chia sẻ với chúng tôi, một chủ vườn đào Nhật Tân cho hay: “Mọi năm, mỗi gốc đào bán ra với giá trung bình từ 4-6 triệu đồng, tuy nhiên trong số tiền đó chủ vườn phải đầu tư mua gốc đào rừng để ghép, mỗi gốc đẹp cũng có giá từ 1-2 triệu đồng. Chưa tính chi phí thuê thợ đến ghép và tạo dáng, tiền thuê nhân công chăm bón, tiền vận chuyển. Năm đó, trời nắng nóng nên đào nở nhiều vào trước Tết, nhà nào trồng ít thì lỗ không đáng bao nhiêu, còn nhà nào trồng nhiều thì bị lỗ đến cả trăm triệu đồng.”

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, do đó làng nghề trồng hoa đào Nhật Tân lại càng thêm huyên náo, tấp nập. Người làng Nhật Tân bắt đầu bận rộn với công việc chăm sóc đào cách đây khoảng chừng nửa tháng trước, khi đào đến đợt cho vặt lá. Theo các nghệ nhân, việc chọn thời điểm vặt lá đào rất quan trọng, nó quyết định việc đào có nở sớm, đúng dịp hay nở muộn. Tùy thuộc theo diễn biến của thời tiết mà những người trồng đào sẽ lựa chọn thời điểm tuốt lá cho phù hợp.

Năm nay, nhà vườn Thái Long có khoảng hơn 500 gốc đào phục vụ dịp Tết Nguyên Đán, dù đã vặt lá và chăm sóc kỹ càng cho đào nhưng chủ nhà vườn vẫn không khỏi băn khoăn, lo lắng vì thời tiết.

Chia sẻ với phóng viên, ông Long cho biết: “Năm nay, việc trồng và chăm sóc đào khó hơn những năm trước. Khó nhất là phải kể đến thời điểm tháng 7, tháng 8 khi đào bắt đầu vào nụ thì lại gặp mưa. Cũng vì sợ thời tiết trong tháng cuối năm có sự thay đổi nên các nhà vườn tại đây cũng không dám tuốt hết lá cho đào. Còn 1 tháng nữa là tới Tết nguyên đán, nếu thời tiết duy trì ở mức nhiệt từ 14 – 15 độ thì đào sẽ nở đúng vào Tết, còn nếu trời trở lạnh sâu hoặc nóng bất thường thì không khéo cả làng đều mất mùa.”

Cũng chính vì những nỗi lo về thời tiết mà người dân Nhật Tân cũng đã sáng tạo ra nhiều phương pháp lạ để đào ra hoa đúng dịp Tết. Có những năm, trời rét đậm trước Tết, nhiều gia đình trồng đào tại Nhật Tân đã phải dùng túi nilong trùm kín từ ngọn tới gốc đào sau đó thắp đèn cả đêm để tăng nhiệt độ, từ đó kích thích đào ra nụ. Với người dân làm đào ở Nhật Tân, có lẽ sợ nhất vẫn là khi thời tiết lạnh sâu kéo dài, vì nếu trời lạnh sâu, đào sẽ không thể bật nụ, không thể ra hoa.

Tết Canh Tý 2020 có lẽ sẽ là một năm tràn đầy hy vọng đối với người dân làng Nhật Tân. Dù trong năm thời tiết mưa nhiều khiến cho việc chăm sóc đào gặp nhiều khó khăn, thế nhưng lượng đào nở sớm so với những năm trước cũng có phần giảm hơn. Theo các tiểu thương tại chợ hoa Quảng An (quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội), năm nay, đào nở sớm ở làng hoa Nhật Tân không có nhiều, như những năm trước, trước Tết khoảng một tháng là chợ đã bày bán rất nhiều đào sớm chứ không lẻ tẻ một vài hàng bán như năm nay.

Lý giải về nguyên nhân chợ không có nhiều hoa đào sớm như mọi năm, ông Phong, chủ vườn Cát Tường cho hay: “Sở dĩ năm nay đào sớm không có nhiều là do các nhà vườn ở Nhật Tân đã căn đúng thời điểm tuốt lá đào. Những cành đào được bày bán tại chợ hoa Quảng An chủ yếu là do các gia đình chủ đích để đào nở sớm phục vụ nhu cầu Tết dương lịch cho các gia đình. Những cành nở sớm này cũng không được đẹp như trong chính vụ, do đó giá cũng không quá cao, chỉ rơi vào khoảng từ 100 – 250 nghìn đồng/cành tùy từng loại.

Dù hiện tại vẫn chưa bước vào vụ mùa thu hoạch, nhưng theo nhận định của nhiều hộ dân trồng đào ở Nhật Tân thì giá đào đẹp năm nay chắc chắn sẽ tăng hơn so với năm ngoái. Những cây đào bích nhỏ và vừa có giá từ một triệu đến hơn ba triệu đồng/cây, những cây lớn có giá từ năm triệu đến 10 triệu/cây. Riêng những cây đào thế, gốc đẹp, dáng đẹp sẽ có giá cho thuê trọn gốc từ 15 đến 20 triệu đồng trở lên và sẽ cao hơn, nhiều gốc có giá lên đến vài chục triệu đồng một cây.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động