Kỹ năng, Cảm xúc và Thực phẩm chức năng

Bài chia sẻ của Tiến sỹ Phan Thủy Chi – Phó Viện trưởng, Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.      

Nhìn đến tựa đề của bài viết này, có thể có người sẽ tự hỏi – sao hai vấn đề khác hẳn nhau lại được đặt bên nhau thế này? Có thể cũng có người mơ hồ nhận thấy có điều gì đó liên quan. Và cũng có thể có người sẽ hiểu ngay ý tưởng mà bài viết này muốn nói đến: Kỹ năng và Cảm xúc đối với sự phát triển Tâm hồn và Trí tuệ cũng giống như Thực phẩm chức năng đối với Sức khỏe của con người.

Kỹ năng, Cảm xúc và Thực phẩm chức năng
Tiến sỹ Phan Thủy Chi – Phó Viện trưởng, Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Khi nói đến dinh dưỡng, thông thường ở một đất nước nghèo như Việt Nam, chúng ta nghĩ ngay đến các loại thực phẩm bổ dưỡng, như thịt, cá, trứng, sữa…

Gần đây mọi người đã nói nhiều hơn về vai trò của các loại rau củ quả như nguồn quan trọng cung cấp các vitamin khoáng chất. Mọi người nhận thức được cần có nguồn dinh dưỡng cân bằng thì cơ thể mới mạnh khỏe.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chính các vitamin và khoáng chất có vai trò quyết định trong việc cơ thể hấp thụ các dưỡng chất như thế nào, có hiệu quả không, có cân đối không?

Nếu không được hấp thụ một cách cân đối, sự dư thừa thức ăn cũng nguy hiểm không kém so với sự thiếu thốn. Ngày nay, những thành tựu của ngành nông nghiệp cho phép đa số chúng ta có đầy đủ, thậm chí dư thừa thức ăn.

Con trẻ được nuôi tốt, và cao lớn hơn trước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bệnh tật cũng nhiều hơn. Các loại bệnh mất cân bằng chuyển hóa, bệnh của “nhà giàu”, trở nên phổ biến hơn. Ở đây, có vai trò quan trọng của vitamin và khoáng chất, những loại dinh dưỡng thường không nhìn thấy rõ.

Người mẹ nào cũng sẽ thấy áy náy khi các bữa ăn cho con thiếu thịt cá, song sẽ rất ít người nghĩ đến việc bữa ăn của gia đình mình đã đủ vitamin và khoáng chất hay chưa? Thậm chí nếu có nghĩ đến thì cũng không dễ giải quyết. Chúng ta chỉ biết chung chung là trong các loại thực phẩm, đặc biệt là rau quả có nhiều vitamin, trong một số thức ăn có khoáng chất.

Vấn đề thử thách nằm ở chỗ, hầu hết các sản phẩm nông nghiệp của chúng ta không còn được nuôi trồng một cách tự nhiên nữa, hoặc có được nuôi trồng tự nhiên thì đất đai đã cằn cỗi hơn và do đó không còn đảm bảo cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất như đáng ra chúng đã có. Những vitamin và khoáng chất – các vi chất này, chỉ cần rất ít song lại rất quan trọng.

Chúng cũng được tổng hợp và hình thành trong các loại thực phẩm qua quá trình phức tạp hơn, đòi hỏi môi trường sống tự nhiên, không dùng hóa chất, tăng trọng và các loại phân bón hóa học… trải qua cả những ngày đẹp trời lẫn khi dông bão, những ngày khô hạn và những mùa lũ lụt…

Kỹ năng, Cảm xúc và Thực phẩm chức năng

Trứng gà công nghiệp chắc chắn sẽ không nhiều khoáng chất và tốt tự nhiên như trứng gà nuôi thả; rau thơm trồng trong nhà kính có thể tươi tốt hơn song cũng không thơm và có nhiều vi chất như rau thơm trồng trên đất cằn. Nhiều loại thảo mộc mọc hoang dã trong thiên nhiên đã được dân gian dùng làm thuốc, và dường như môi trường càng trong lành tự nhiên, thiên nhiên càng khắc nghiệt, thì các cây cỏ đó càng chứa đựng những vi chất quý giá giúp cho con người khỏe hơn…

Ở đây đã có thể thấy được sự tương đồng đến kỳ lạ của những khái niệm đó trong giáo dục. Nếu nhìn nhận chương trình đào tạo cũng là cách cung cấp “thực phẩm” để nuôi dưỡng trí tuệ và tâm hồn cho con người phát triển, để sống hạnh phúc và thành công hơn, thì “nguồn thực phẩm trí tuệ” đó cũng cần đảm bảo lành mạnh và cân đối.

Cũng giống như đối với thức ăn, thông thường, chúng ta hay quá chú ý đến các chất bổ dưỡng như thịt, cá mà quên mất vai trò của vitamin và khoáng. Chúng ta có thể quá chú trọng đến mảng “kiến thức” trong “thực phẩm trí tuệ” mà quên hoặc xem nhẹ vai trò của kỹ năng, thái độ và cảm xúc.

Chính kỹ năng, thái độ và cảm xúc sẽ quyết định kiến thức được hấp thụ thế nào, và sẽ được sử dụng ra sao trong cuộc sống sau này của người học. Như vậy, kiến thức là quan trọng, song có lẽ cách truyền tải kiến thức, đi kèm theo đó là các kỹ năng, thái độ nhận thức và cảm xúc của người học trong quá trình hấp thụ và ứng dụng kiến thức lại còn quan trọng hơn.

Chúng có thể được coi như vitamin và khoáng chất – vi chất quan trọng của cuộc sống con người. Nếu kiến thức không được cung cấp đúng cách, người học thiếu cảm xúc và nhận thức đúng đắn thì rất có thể sẽ sinh ra những học sinh, sinh viên, và sau này là người lao động “bệnh tật – bệnh tri thức”.

Kỹ năng, Cảm xúc và Thực phẩm chức năng

Đó có thể là bệnh rối loạn hấp thụ khi kiến thức được nhồi nhét quá nhiều mà học sinh lại hiểu được rất ít, và từ đó còn có thể sinh ra sợ ăn, chán ăn – sợ học, chán học. Đó cũng có thể là bệnh “béo phì” về tri thức, có thể rất giỏi về một lĩnh vực nào đó song lại hoàn toàn ngô nghê, khiếm khuyết trong cuộc sống đời thường; hoặc có thể thi rất giỏi song không biết chủ động làm việc; cũng có thể rất thông minh và uyên bác, song lại rất ích kỷ, thiếu khả năng thấu cảm và quan tâm, không đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh, và bản thân họ vì thế cũng không có được thái độ sống tích cực để thực sự cảm thấy hạnh phúc.

Vậy, những vi chất của con người có thể lấy ở đâu? Cũng giống việc giảng dạy kiến thức trên lớp, chúng ta có thể nói với các em về tầm quan trọng của tình yêu thương, của sự hứng thú, của tinh thần trách nhiệm…

Song, những kỹ năng, thái độ và cảm xúc chỉ thực sự học được, lĩnh hội được qua trải nghiệm của mỗi người, cả trong và ngoài lớp học. Cuộc sống tự bản thân nó luôn có rất nhiều điều chúng ta không thể lựa chọn được, con người tất yếu sẽ gặp những hoàn cảnh khác nhau, lúc thuận lợi, khi khó khăn, lúc đầy màu hồng, khi dường như u ám… và cũng sẽ trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau, những vui những buồn, những lo lắng, ước mơ, hay niềm khắc khoải; những yêu thương, giận hờn, sự hưng phấn hay đôi khi là sự thất vọng… Điều quan trọng là con người được sống trong một môi trường lành mạnh, chưa bị cằn cỗi, lệch lạc để có thể tự tổng hợp những “vi chất” trí tuệ cần thiết cho cuộc sống của mình.

Một môi trường sống lành mạnh là môi trường mà trong đó con người được nâng đỡ, được hướng dẫn và được trải nghiệm để luôn giữ được niềm tin vào những giá trị bền vững của cuộc sống, rằng sự nỗ lực sẽ luôn được đền đáp, rằng sự quan tâm sẽ đem lại hạnh phúc cho mình và cho người khác, sự dũng cảm dám vượt qua thử thách sẽ là điều kiện để dẫn đến thành công.

Cuộc sống hiện đại mở ra hững cơ hội không cùng cho con người, song cũng lấy đi rất nhiều những điều tự nhiên của cuộc sống. Trẻ em không còn được tham gia vào cuộc sống cân bằng giữa lao động, học tập và vui chơi, để được cảm nhận niềm vui bình dị của lao động khi được thu hoạch những luống rau do chính tay mình vun trồng, quét được khoảng sân sạch sẽ cho nhà mình và cho lũ trẻ trong xóm chơi cùng, hay trải qua những khó khăn mà qua đó ý chí được tôi luyện, ước mơ biến thành quyết tâm: những bữa cơm thiếu thốn quặn thương mẹ thương em làm cho những đứa trẻ mới lớn âm thầm hứa với mình phải học thật giỏi để thoát khỏi đói nghèo…

Cuộc sống hiện đại với vật chất đầy đủ và nhiều cám dỗ, trong khi bố mẹ bận bịu với guồng quay hối hả của công việc, nhà cao cửa khóa then cài cũng như lịch học dầy đặc của các em làm cho chúng thiếu thốn và thậm chí mất dần đi nhu cầu, cũng như khả năng chia sẻ, bộc lộ.

Chương trình học ở nhà trường chú trọng mục tiêu thi cử, mang đậm tính luyện thi và đối phó, đã lấy mất đi của các em niềm vui và hứng thú của sự khám phá, tính tò mò khoa học… Tất cả những điều đó làm cho các em lớn lên, dường như được chăm lo học hành, ăn uống đầy đủ, song lại thiếu những “vi chất” quan trọng của cuộc sống – các “vitamin” kỹ năng, cảm xúc.

Kỹ năng, Cảm xúc và Thực phẩm chức năng

Với dinh dưỡng, khái niệm thực phẩm bổ sung hay thực phẩm chức năng đã trở nên khá quen thuộc, như một cách để bổ sung, bù đắp và làm cân bằng trở lại tháp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Với giáo dục, sự mở ra và phát triển nhanh chóng của các lớp đào tạo kỹ năng cũng có thể coi như những một dạng “thực phẩm bổ sung” cho các chương trình đào tạo đang thiếu hụt và thiên lệnh trong nhà trường.

Nhìn lại IBD@NEU – chương trình Cử nhân quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thấy thật vui vì IBD đã đi đúng đường. Một chương trình đào tạo với kiến thức chuẩn quốc tế, được bổ sung bằng các môn học bổ trợ và các hoạt động ngoại khóa phong phú, được điều hành bởi một đội ngũ những con người có năng lực, có kinh nghiệm và có tâm với sự nghiệp giáo dục, thực sự là nguồn “thực phẩm trí tuệ cân bằng” cho sinh viên.

Đây là nơi vẫn còn dồi dào những khoáng chất giá trị của cuộc sống: lòng yêu thương, tinh thần trách nhiệm, niềm tin vào những điều tốt đẹp của cuộc sống, niềm vui của sự chia sẻ… Có lẽ đây cũng là một trong những lí do lí giải vì sao các sinh viên IBD tốt nghiệp ra trường được đánh giá cao và nhiều em đã đặc biệt thành công. Con người sinh ra có những tố chất và tiềm năng khác nhau.

Nhiệm vụ của giáo dục là cho các em cơ hội để phát triển tiềm năng của bản thân một cách tối đa. Một môi trường giáo dục lành mạnh và cân bằng là điều mà IBD đã có và vẫn đang tích cực xây đắp và hoàn thiện, để ở đó, các em được trang bị vững vàng về kiến thức, khỏe mạnh về thể chất và tâm hồn, trở thành những con người hạnh phúc, những công dân có ích cho đất nước, sẵn sàng đón nhận những cơ hội và sứ mệnh của mình trong thế giới rộng mở ngày nay.

TS. Phan Thủy Chi, Phó Viện trưởng, Viện Đào tạo quốc tế,

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động