Kỳ lạ nghề bán lá cây “trang điểm” cho hoa quả
Biến lá cây thành tiền
Nghề bán lá cây trang trí cho hoa quả, hiện nay đang trở thành một nghề khá hót ở một số vùng quanh Hà Nội. Từ nhu cầu thực tế của thị trường, nghề bán lá cây “trang điểm” cho hoa quả ra đời. Và những người làm nghề này không cần vốn, mà chỉ cần đầu tư một chút thời gian.
Để tìm hiểu thứ nghề “có một không hai” này, chúng tôi tìm đến một số chợ đầu mối ở Hà Nội để có thể cảm nhận được sự độc đáo của nó. Tại chợ đầu mối Long Biên, một trong những chợ đầu mối hoa quả lớn nhất ở Hà Nội, phóng viên dễ dàng bắt gặp hình ảnh hàng chục người đang loay hoay với những đống lá cây cao ngất, bàn tay thoăn thoắt bó những nhánh cây lại với nhau thành từng bó, với nhiều kích cỡ khác nhau. Cố gắng chen qua đám đông, chúng tôi tiến lại một gian hàng bán lá cây. Tại đây, lá cây được bán cũng có nhiều loại, nhiều kích cỡ khác nhau, giá cả cũng tùy theo từng kích cỡ. Với một bó lá khoảng 3 – 4 nhánh có giá từ 2000 – 3000 đồng. Cứ như vậy theo số nhánh và kích cỡ, bó to hơn một chút thì có giá từ 5000 – 6000 đồng, bó to nhất và cũng có giá lớn nhất dao động từ 10.000 – 12000 đồng.
Theo quan sát của chúng tôi, những người buôn bán hoa quả khi đến các chợ đầu mối lấy hàng, họ không bao giờ quên ghé qua các gian hàng lá cây mua về trang điểm cho sạp trái cây của mình. Ở các gian hàng lá cây không có sự trả giá hay mặc cả, người mua kẻ bán đều tỏ ra rất thoải mái. Tiến lại gần một người phụ nữ đang xếp từng nhánh lá cây lại thành bó nhỏ, chúng tôi được biết, chị là Trần Thị Vân (ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về cái nghề đặc biệt này, chị bảo: “Tôi làm nghề này cũng được gần 6 năm rồi. So với các nghề khác, nghề bán lá cây để cho các sạp hoa quả trang trí không phải mất vốn đầu tư, nhưng lúc nào cũng đắt hàng mà chẳng khi nào lo bị ế hay lỗ vốn. Vào những ngày lễ, ngày rằm mùng một hoa quả về nhiều lá cây không có mà bán ấy chứ”.
Cũng theo chị Vân, nghề này đến với chị rất tình cờ, sau những ngày tháng làm “cửu vạn” (gánh hoa quả ra xe cho những thương lái - PV) ở chợ Long Biên, chị Vân vô tình gặp một thương lái nhờ chị kiếm cho một ít lá cây để trang trí hoa quả. Mới đầu chị định từ chối vì công việc ở đây vất vả. Nhưng vì mối hàng quen nên chị đồng ý giúp. “Từ sau lần ấy tôi nảy sinh ra ý nghĩ: sao mình không kiếm lá cây để bán nhỉ? Thế là tôi quyết định đổi nghề. Mới đầu mọi người cũng không quan tâm lắm, nhưng lâu dần thành quen, các chủ hàng quan tâm nhiều hơn đến việc mua lá cây để trang trí và làm đẹp cho hoa quả. Và giờ thì nó thành một mặt hàng, không thể thiếu trong mỗi phiên chợ hoa quả ở đây”, chị Vân kể.
Không chỉ có chị Vân, mà chị Hà (ở Đông Anh, Hà Nội) cũng đến với nghề này một cách rất tình cờ. Theo chia sẻ của chị, trước chị làm nghề bán hàng rong, sau thời gian miệt mài trên các tuyến đường thành phố để bán hoa quả, giờ đây chị đã có một chỗ ngồi hẳn hoi trong chợ đầu mối Long Biên, mà gian hàng của chị không phải cung cấp hoa quả, mà là cung cấp lá cây để trang trí cho hoa quả. Chị Hà chia sẻ: “Lúc đầu tôi cũng không biết đến cái nghề này, nhưng do một người bạn quen biết bán hoa quả ở chợ Long Biên gợi ý cho tôi, nên tôi đã đổi nghề. Tôi nhớ lần đó chị bạn có gợi ý rằng, nhà ở ngoại thành dễ kiếm được các loại lá cây, sao không kiếm một ít lá mang ra chợ bán, làm nghề đó không cần vốn mà không phải đi lang thang bán hoa quả khắp nơi. Thế là tôi có nghề, giờ thu nhập cũng tạm ổn”.
Đưa vội cho khách hàng mấy bó lá cây rồi cầm lại một xấp tiền lẻ, chị Hà bộc bạch: “ Nghề này ở chợ toàn thu tiền lẻ thôi chú ạ, mỗi bó có giá chỉ vài nghìn đồng, bó nào lá đẹp, tươi và hiếm thì cũng bán được 15 nghìn đồng một bó to. Thu nhập cũng tùy thuộc vào từng hôm, những nắng thì khó bán, bởi lá cây lúc đó nhanh bị héo. Còn những ngày mưa hay ngày lễ, ngày rằm thì không có hàng mà bán. Trung bình một ngày ở chợ tôi có thể kiếm được từ 400.000 – 500.000 đồng từ việc bán lá cây. Cũng có hôm thuận lợi thì bỏ túi 500.000 – 600.000 đồng”.
Gian nan đường nghề
Việc bỏ ra một số tiền nhỏ mua lá cây để trang trí không đáng là bao, nhưng nó tạo ra sự tươi mới cho hoa quả nên nhiều chủ sạp hàng hoa quả tìm mua. Chị Nguyễn Thu Thảo chủ một sạp hoa quả ở chợ Cầu Giấy nói “Để hoa quả trông ngon mắt hơn, chúng tôi thường mua lá tươi về trang trí. Các loại lá hay dùng là lá xà cừ, lim, vì lá này dày và có màu xanh đậm, tươi lâu. Bó to, tôi mua 10.000 đồng, bó nhỏ chỉ 2.000 đồng. Bởi vậy bỏ thêm vài chục nghìn mỗi ngày cho việc mua lá thì thấm vào đâu, miễn sao quả trông bắt mắt hơn làm tăng sự hấp dẫn cho người mua là được”.
Từ những nhu cầu thực tế này, không cần nhiều vốn, lại có được một mức thu nhập khá ổn định, nên một số người dân ở các tỉnh thành, các huyện ven khu vực Hà Nội đã chuyển hướng sang buôn bán và săn tìm các loại lá cây. Tuy nhiên, đằng sau việc biến lá cây thành tiền, lại chứa đựng khá nhiều sự nguy hiểm, cũng như sự cạnh tranh ngầm nhất định. Chị Vân ở chợ Long Biên chia sẻ: “Lá cây chúng tôi bán chủ yếu là xà cừ, lim, lá bàng... những loại lá này vừa giữ được lâu lại vừa dễ kiếm. Nguồn lá thì không thiếu, nhưng để hái được nó nhiều khi cũng mất rất nhiều công sức. Nếu lấy ở những cây nhỏ, lá non thì khó bán, vả lại người làng sẽ không cho bẻ những cây nhỏ. Chúng tôi phải tìm những cây to để hái lá. Vì thế, việc trèo leo với phụ nữ rất khó khăn, nhiều khi tôi phải nhờ chồng và con trai tranh thủ trèo cây hái lá giúp, tháng trước con trai tôi do trèo cây bất cẩn nên bị trượt chân ngã, cũng may là nó bị rơi xuống ao cá của nhà, chứ nếu không thì không biết như thế nào”.
Ngoài sự khó khăn của nghề, việc lựa chọn lá cũng phức tạp không kém. “Muốn lá bán được nhanh thì lá phải tươi, lá hái về phải rửa sạch và loại bỏ những lá bị sâu, lá héo. Khó nhất là những người đặt hàng sẵn, loại quả nào thì phải tìm được lá đó. Với một số loại hoa quả thông dụng thì dễ vì cứ dùng lá xà cừ là được, nhưng còn với những hoa quả khác như bưởi, nho, ổi... nếu kiếm được trong vườn nhà thì dễ, nếu không có chúng tôi không muốn mất mối hàng thì phải đi mua lại”, chị Vân cho biết thêm.
Khi bình minh vừa lên, chúng tôi chia tay các chị rồi rời khu chợ Long Biên nhưng cũng không quên mua cho mình một bó lá xà cừ để có thể hiểu, và cảm nhận được rõ hơn sự khó khăn vất vả của các chị với nghề bán lá cây này.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Liveshow 'Giai nhân 2': Ngọc Châm kể chuyện đời mình qua âm nhạc
Âm nhạc 04/11/2024 10:11
Hòa Chelsea, MU mới chỉ có được 12 điểm tại Premier League
Thể thao 04/11/2024 07:22
Bác thông tin đạo diễn Trương Nghệ Mưu tham dự LHP Quốc tế Hà Nội 2024
Điện ảnh 03/11/2024 20:58
Công đoàn Quảng Ninh xuất sắc giành Cúp vô địch Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024
Thể thao 03/11/2024 19:27
Liverpool lội ngược dòng đánh bại Brighton
Thể thao 03/11/2024 06:29
Khởi tranh Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội
Thể thao 02/11/2024 18:27
Dự đoán tỉ số Leverkusen và Stuttgart: Chủ nhà nắm lợi thế, liệu có 3 điểm cho Leverkusen?
Thể thao 02/11/2024 07:26
Khai mạc Vòng chung kết toàn quốc Giải Bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024
Thể thao 01/11/2024 15:17
Gần 400 vận động viên tham gia Hội khỏe Hội Nhà báo thành phố Hà Nội năm 2024
Thể thao 01/11/2024 13:42
Thay huấn luyện viên, MU tỏa sáng tại League Cup
Thể thao 31/10/2024 07:59