Kỳ cuối: Đâu là giải pháp?
Nhiều khó khăn trong công tác quản lý | |
Bài 2: Mỹ phẩm giả, hậu quả thật | |
Bài 1: Lạc vào... “ma trận” mỹ phẩm |
Tăng cường hành lang pháp lý
Trước thực tế mỹ phẩm giả, kém chất lượng hoành hành trên thị trường, từ năm 2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với các cơ sở sản xuất bán thành phẩm mỹ phẩm, thành phẩm mỹ phẩm và cơ sở đóng gói mỹ phẩm. Theo đó, các đơn vị liên quan phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm (CGMP - ASEAN).
Hơn 2 năm, kể từ khi Nghị định trên có hiệu lực đã góp phần quản lý chặt chẽ hơn những vấn đề liên quan đến chất lượng, an toàn của mỹ phẩm. Tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp cả về quy mô, tính chất, địa bàn, đối tượng vi phạm đang là thách thức cho các lực lượng chức năng trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm.
Lực lượng QLTT đang giám sát việc tiêu hủy số mỹ phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. |
Thực tế, thời gian qua, các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã cố gắng thường xuyên triển khai công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm các cơ sở sản xuất kinh doanh mỹ phẩm giả, nhái, kém chất lượng vẫn như “bắt cóc bỏ đĩa”.
Chia sẻ về một số tồn tại, hạn chế và khó khăn trong công tác quản lý thị trường, một lãnh đạo Chi cục QLTT Hà Nội cho biết: Hệ thống văn bản, chính sách pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, an toàn thực phẩm còn chồng chéo dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau, trong khi việc sửa đổi, bổ sung chậm, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế, gây khó khăn cho các lực lượng thực thi nhiệm vụ trong việc xử lý các hành vi vi phạm.
Một số doanh nghiệp (DN) hoạt động trong ngành mỹ phẩm cho rằng, những thách thức của cơ quan chức năng trong đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là khả năng tiếp nhận các tài liệu nước ngoài (như tờ khai hải quan để làm chứng cứ chống lại những đối tượng xuất nhập khẩu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tại Việt Nam) còn hạn chế. Đồng thời, các biện pháp xử phạt hành chính chưa đủ tính răn đe nên không phát huy được hiệu quả trong thực tiễn.
Phó Cục trưởng Cục QLTT (Bộ Công Thương) Trần Hùng nhận định: “Việc xử lý vi phạm các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do hành lang pháp lý, chế tài xử lý còn thiếu, chưa có bộ quy chuẩn thế nào là hàng giả.
Quy định cũng chưa rõ ràng nên việc xác định hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng để xử lý không đơn giản. Đặc biệt, việc khởi tố đã khó, xử lý hình sự còn khó hơn, trong khi làm hàng giả, hàng kém chất lượng dễ, lợi nhuận cao. Vì vậy, cần có một hành lang pháp lý rõ ràng, chắc chắn cho các cơ quan chức năng có thể thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả triệt để hơn”.
Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam: “Việc áp dụng hậu kiểm theo cam kết hội nhập thế giới, tạo nên tình trạng sản phẩm tung ra thị trường lại phụ thuốc vào lương tâm của người kinh doanh khiến thị trường mỹ phẩm vẫn đang còn những rủi ro cho người tiêu dùng. Công tác hậu kiểm cũng còn tồn tại sự bất cập khi phát hiện sản phẩm giả thì đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Như vậy, cần phải có thêm các quy định và chế tài xử lý mới ngăn chặn được tình trạng phức tạp này”.
Cần có sự phối hợp đồng bộ
Chia sẻ về những khó khăn và vướng mắc trong “cuộc chiến” ngăn chặn mỹ phẩm giả, nhái, kém chất lượng trên thị trường, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Trưởng Phòng Pháp chế Cục QLTT, Tổ phó tổ chuyên trách 334 (Bộ Công Thương) cho biết: “Hiện nay công tác phối hợp giữa Bộ Công Thương, Bộ Y tế và một số cơ quan chức năng khác vẫn còn một số vấn đề chưa được thuận lợi.
Khi chúng tôi có văn bản trao đổi có tính chuyên môn quản lý nhà nước thì thường phải chờ đợi tương đối lâu để có câu trả lời... Vì thế, trong kiểm tra quản lý các mặt hàng mỹ phẩm nói riêng và các mặt hàng khác nói chung chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong công tác kiểm định. Muốn xác định được chất lượng thì phải qua khâu kiểm định. Trong khâu kiểm định sẽ liên quan tới khâu vật liệu, kinh phí, nhất là mặt hàng mỹ phẩm, dược phẩm đòi hỏi chi phí lớn”.
Phân tích rõ hơn sự thiếu đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, ông Trần Hùng - Phó Cục trưởng Cục QLTT, cho biết: Cái khó, cái vướng mắc hiện nay là những quy định của Bộ Y tế, ví dụ như thuốc, mỹ phẩm thì thuộc Cục Quản lý Dược, trong khi thực phẩm chức năng lại thuộc Cục An toàn thực phẩm, vì thế khi phát hiện các hành vi sai phạm vẫn chờ đợi câu trả lời liên quan tới các quy định.
“Một số vụ đã bị lực lượng QLTT phát hiện, chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để xử lý như vụ mỹ phẩm ung thư Vinaca, mỹ phẩm đông y Ngọc Tú…Tuy nhiên, sau một thời gian cơ quan điều tra cho biết vẫn cần nghiên cứu, điều tra, như vậy lại hết thời hạn theo quy định, cơ quan QLTT không làm gì được…”, ông Hùng nói.
Vì vậy, ông Trần Hùng cho rằng cần phải tăng cường sự phối kết hợp của các cơ quan quản lý trong việc thanh tra, kiểm tra mỹ phẩm. Sự vào cuộc mạnh mẽ bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp đấu tranh chống hàng giả: “Chúng tôi nhận thấy công tác phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan nhà nước còn chưa được chặt chẽ.
Có những cơ quan vẫn còn giữ kín thông tin. Như chúng tôi có sự vụ đều công khai, mở toang xuống tận các chi cục, các đội. Do đó, phải dám làm và làm công khai để bảo vệ DN làm ăn chân chính và người tiêu dùng. Ngoài ra, cần phải nâng cao vai trò của cơ sở, phường xã trong công tác quản lý thị trường mỹ phẩm, ông Hùng nói.
Ông Nguyễn Văn Lợi - Trưởng phòng Mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho rằng việc ngăn chặn mỹ phẩm giả, kém chật lượng cần sự phối hợp của cơ quan chức năng cũng như phía doanh nghiệp và người tiêu dùng. “Để việc đấu tranh chống nạn sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả đạt hiệu quả cao hơn rất cần sự vào cuộc phối hợp giữa lực lượng chống buôn lậu, hàng giả với chính quyền địa phương.
Đồng thời, cơ quan quản lý cần có biện pháp quản lý cụ thể như cấp mã sản phẩm để người tiêu dùng có thể tra được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Về phía người tiêu dùng, khi mua bất cứ sản phẩm nào đều nên lựa chọn kỹ từ tem mác, mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ, không nên ham rẻ mà làm hại sức khỏe chính bản thân”.
Làm tốt việc bảo vệ nhãn hiệu
Từ góc nhìn doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Cường - Đại diện nhãn hàng mỹ phẩm CN cho rằng: “Để hạn chế hàng lậu, hàng giả, trước hết các DN phải tự bảo vệ mình bằng cách đầu tư dây chuyền, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, giám sát chặt chẽ đội ngũ cán bộ, công nhân, kỹ thuật không tiếp tay cho việc làm hàng giả. Bên cạnh đó, các DN chủ động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thực hiện đầy đủ các quy định về công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.
Đặc biệt, chú trọng tìm hiểu về Luật Sở hữu trí tuệ, tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác hoặc tự đánh mất thương hiệu của mình, nắm vững luật pháp về sở hữu trí tuệ và quyền xử lí của các cơ quan Nhà nước để khởi kiện hoặc tố cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, quản lý tốt hệ thống bán hàng, thiết lập các kênh lưu thông hàng hóa chính hiệu”.
Theo ông Cường: Các DN cần tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng qua việc cung cấp thông tin cần thiết về các đối tượng vi phạm, phương thức thủ đoạn, phối hợp tuyên truyền. Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng thật, hàng giả, có chính sách khuyến khích người tiêu dùng cung cấp thông tin khi phát hiện ra hàng giả, hàng nhái để thông báo cho DN.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần có kênh phản ánh thông tin và xây dựng dữ liệu báo cáo những thương hiệu, tên tuổi mỹ phẩm nào đang có nhiều hàng giả. Các doanh nghiệp làm ăn chân chính cần thường xuyên đào tạo cho đại lý bán hàng của mình thông tin được điều này đến người tiêu dùng.
Văn Hùng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07