Kỳ 8: Khi bảo hiểm cháy nổ vẫn bị xem nhẹ
Bắt buộc mua bảo hiểm cháy nổ chung cư từ 15/4 | |
Chung cư không mua bảo hiểm cháy nổ có thể bị phạt 100 triệu đồng |
Trong năm 2017, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 4.114 vụ cháy, nổ, làm 119 người chết và 270 người bị thương, thiệt hại ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng. Mới đây, khoảng 15 giờ ngày 9/4, đã xảy ra một vụ cháy xưởng gỗ tại khu phố 13 (phường Hố Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Nhà chung cư,nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên phải mua BHCN bắt buộc. Ảnh: P.Thảo |
Vụ cháy may mắn không gây thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi một phần xưởng gỗ. Cùng ngày, khoảng 23 giờ, ngọn lửa bùng phát tại một xưởng sản xuất vải bông trên địa bàn thôn Cao Mật (xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) khiến 1 người chết và 2 người bị thương.
Trên thực tế, khi gặp sự cố cháy nổ, không phải cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cũng có đủ điều kiện, năng lực tài chính để khắc phục thiệt hại, khôi phục hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường.Tuy nhiên, việc triển khai loại hình BHCN vẫn gặp nhiều khó khăn do sự tham gia hạn chế của các đối tượng phải mua BHCN bắt buộc.
Theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15/4/2018; đối tượng BHCN bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị; các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm). Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm. Số tiền BHCN bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản này tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền BHCN bắt buộc do các bên thỏa thuận. Cụ thể đối với nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị; số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Đối với các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm); số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan. |
Nhiều cơ sở, doanh nghiệp còn xem nhẹ công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và coi đây là chuyện may rủi nên chưa đầu tư đúng mức. Một số đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia vẫn cố tình làm trái quy định, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Thậm chí một số doanh nghiệp còn lách luật bằng cách mua ghép BHCN vào tài sản kỹ thuật để giảm chi phí.
Điển hình như tại các khu chung cư, dù đã có quy định về việc mua BHCN từ rất lâu nhưng cả chủ đầu tư, ban quản lý và người dân đều không mấy mặn mà với BHCN. Chỉ sau thảm họa cháy chung cư Carina Plaza (quận 8, TP Hồ Chí Minh) làm 13 người chết, người dân sống ở nhiều chung cư mới bắt đầu quan tâm đến BHCN.
Theo Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), hiện nay trên toàn quốc có 43.693 cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ đã tham gia BHCN bắt buộc (chiếm 56% tổng số cơ sở thuộc diện phải mua BHCN). Điều này chứng tỏ vẫn còn 44% cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ nhưng chưa tham gia BHCN bắt buộc.
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, theo Luật sư Nguyễn An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), trong nhiều văn bản pháp lý hiện hành đã có những quy định hết sức rõ ràng về BHCN bắt buộc và mới đây nhất, Nghị định 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/2/2018 quy định về BHCN bắt buộc đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhằm mở rộng diện tham gia BHCN bắt buộc; từ đó nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa rủi ro, tuân thủ các quy định về PCCC.
Đồng thời đẩy nhanh công tác giám định kết quả, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường kịp thời, đầy đủ; giúp các tổ chức, cá nhân nhanh chóng khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh.
“Khi các quy định về BHCN được thực hiện mặc nhiên sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệm giữa các bên. Từ đó các thiết chế quản lý để phòng ngừa, phòng cháy sẽ tự khắc được điều chỉnh, nâng lên tốt hơn và có thêm vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, hỗ trợ rất tích cực cho công tác PCCC nói chung ở các loại hình cơ sở” - Thiếu tướng Hoàng Quốc Định (Giám đốc Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội) khẳng định.
Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định rõ, đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng thì mức phí bảo hiểm được xác định bằng số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân với tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại nghị định.
Trên cơ sở mức phí bảo hiểm quy định tại điểm này, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở và theo quy định pháp luật.
Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân thì doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm theo quy định pháp luật và trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận. Thực tế, thời gian qua đã có nhiều vụ cháy, nổ của các tổ chức tham gia bảo hiểm được các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, kịp thời.
Điển hình như vụ cháy ở Công ty Meiko Eletrics Việt Nam tại Hà Nội năm 2012 đã bồi thường khoảng 520 tỷ đồng; vụ cháy ở Công ty Thaco Trường Hải tại Quảng Nam năm 2016 đã bồi thường khoảng 340 tỷ đồng; vụ cháy ở Công ty Kwong Lung Meko tại Cần Thơ năm 2017 ước bồi thường khoảng 396 tỷ đồng...
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ việc bán BHCN phải đúng quy định, nếu bán sai sẽ bị xử lý. Cụ thể, doanh nghiệp bán bảo hiểm có quyền từ chối bán BHCN khi cơ sở chưa có nghiệm thu về PCCC theo quy định pháp luật; cơ sở không có biên bản kiểm tra an toàn về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC hoặc biên bản kiểm tra đã quá 1 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua BHCN bắt buộc; cơ sở đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về PCCC. Hằng năm, Bộ Công an phải công bố danh sách các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ trên Cổng thông tin điện tử của bộ (trừ các cơ sở liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước).
Phạm Thảo (Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Loạt xe máy bị thiêu rụi tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng có được hưởng bảo hiểm?
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 18:33
Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 09:45
Xác định hung thủ đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 07:23
Bí thư Thành ủy Hà Nội đến hiện trường chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 07:14
Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất
Phòng chống cháy nổ 12/12/2024 22:38
TP.HCM: Đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ dịp Tết Dương lịch 2025
Đô thị 11/12/2024 11:07
Nhanh chóng dập tắt đám cháy khu lán tạm, tập kết rác
Phòng chống cháy nổ 10/12/2024 12:20
Nghi vấn nổ bình gas, cháy quán gà trên phố Võ Thị Sáu
Phòng chống cháy nổ 09/12/2024 17:26
Kịp thời giải cứu 3 người mắc kẹt trong đám cháy
Phòng chống cháy nổ 05/12/2024 12:27