Quyết tâm xây dựng đô thị văn minh hiện đại

Kỳ 7: Xây dựng không gian sống văn minh

Bằng những nỗ lực và cách làm sáng tạo, Thủ đô nghìn năm tuổi đang ngày càng phát triển với diện mạo khang trang, hiện đại; trở thành trung tâm lớn nhất cả nước về chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội. Nhiều giải pháp tăng cường đầu tư đã được xây dựng nhằm thúc đẩy việc kêu gọi đầu tư, hoàn thành việc xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy hoạch.
ky 7 xay dung khong gian song van minh Kỳ 6: Xử lý nghiêm vi phạm trật tự xây dựng
ky 7 xay dung khong gian song van minh Chiếu sáng thông minh tô đẹp Thành phố
ky 7 xay dung khong gian song van minh Kỳ 4: Hành trình phủ xanh phố phường

Đã có nhiều chuyển biến tích cực

Theo anh Phạm Tiến Nhiệm (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm), Hà Nội bây giờ đã khác ngày xưa nhiều. Sau hàng chục năm đổi mới, Thủ đô đã có một diện mạo mới, tầm vóc và bề thế hơn. Không chỉ những quận nội thành có sự đổi thay kỳ diệu với hàng trăm tòa nhà cao tầng đã được xây dựng, mà các quận ngoại thành cũng đang có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ. “Nhớ ngày trước, khu vực này toàn đồng ruộng mà giờ đây nhà dân mọc lên san sát.Những khu đô thị mới xanh - sạch - đẹp đã và đang dần hiện hữu trên những mảnh ruộng trù phú ngày nào” – anh Nhiệm cho biết thêm.

ky 7 xay dung khong gian song van minh
Hà Nội hiện đang quy hoạch, triển khai đầu tư nhiều khu dân cư văn minh hiện đại.

Dù là quận mới thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Từ Liêm vào năm 2014, có quy mô diện tích lớn nhưng những năm qua, bộ mặt đô thị của quận Bắc Từ Liêm đã có có nhiều chuyển biến tích cực. Kết cấu hạ tầng đô thị từng bước được hiện đại hóa. Bước đầu xây dựng được nếp sống văn minh đô thị lành mạnh và dần đi vào nền nếp, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường được tiến hành thường xuyên, liên tục và đạt hiệu quả.Qua đó, từng bước mang lại diện mạo đô thị văn minh, hiện đại cho một quận còn non trẻ của Thủ đô.

Tương tự quận Bắc Từ Liêm, trong những năm gần đây, quận Long Biên đã phát huy thế mạnh của một đô thị trẻ trong việc tạo dựng cơ sở hạ tầng khung đồng bộ, kết hợp giữa xây dựng hạ tầng với xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo nên một đô thị xanh - sạch ở cửa ngõ Thủ đô. Chất lượng sống của người dân được nâng lên. Hệ thống đường giao thông to rộng, thông thoáng, kết nối với các khu dân cư hiện có một cách thuận lợi. Các công trình chiếu sáng, cấp - thoát nước, hồ điều hòa, công viên, cây xanh… được đầu tư đồng bộ. Cùng với đó là công tác quản lý quy hoạch, quản lý đô thị và ý thức người dân cũng ngày một nâng cao. Nhờ vậy, bộ mặt đô thị của quận đã thay đổi cơ bản, đã khai thác nguồn lực của địa phương tạo động lực cho phát triển, tạo môi trường và sức hút lớn cho các nhà đầu tư.

Hay như tại Đông Anh; với lợi thế là một huyện có bề dày truyền thống lịch sử, văn hiến và vị trí địa lý thuận lợi, Đông Anh đã và đang trở thành đầu mối giao thông quan trọng nối Thủ đô với các tỉnh phía Bắc. Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt thì huyện Đông Anh được xác định là đô thị trung tâm có tính văn hiến, văn minh, hiện đại; đồng thời là đô thị kiểu mẫu phía Bắc sông Hồng; là trung tâm tài chính, văn hóa lớn của Hà Nội và cả nước.

Thời gian qua, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh đã được quan tâm đầu tư đồng bộ, hiện đại mang lại sự kết nối giao thương thuận lợi giữa huyện với trung tâm Thủ đô và các huyện, tỉnh lân cận. Các công trình đã, đang và sắp đưa vào sử dụng như cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, tuyến đường Trường Sa-Hoàng Sa, tuyến đường Quốc lộ 3 mới, tuyến đường gom đường Võ Văn Kiệt, tuyến đường kinh tế miền Đông, hệ thống đường đê sông Đuống, sông Hồng, sông Cà Lồ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp và quy hoạch chi tiết dọc hai bên tuyến đường từ Nhật Tân – Nội Bài… sẽ là cơ sở để thu hút các nhà đầu tư; góp phần phát triển đô thị mới, hiện đại gắn với các trung tâm tài chính, triển lãm, văn hoá, thương mại... Đồng thời, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, thương mại, du lịch của khu vực Bắc sông Hồng nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung. Từ đó, biến Đông Anh trở thành đô thị cửa ngõ kết nối Hà Nội, Việt Nam với thế giới, có bản sắc dân tộc, bền vững và mang tầm thời đại không chỉ trong kiến trúc, quy hoạch mà trong ứng dụng công nghệ hướng tới đẳng cấp và hội nhập quốc tế

Cần sự chung tay của cả cộng đồng

Không gian đô thị Hà Nội ngày càng được mở rộng. Thành phố xuất hiện nhiều hơn những khu đô thị mới hiện đại, nhiều tiện ích. Các dự án phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội đã phần nào đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở của người dân theo các mục tiêu trong chiến lược, chương trình kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Lộ trình di chuyển các cơ sở sản xuất, bệnh viện gây ô nhiễm môi trường ra khỏi trung tâm thành phố được đẩy nhanh.Đồng thời, thành phố cũng thực hiện có hiệu quả các chủ trương về quy hoạch, cải tạo, xây dựng lại, nâng cấp các khu chung cư cũ xuống cấp (Quỳnh Mai, Tân Mai, Ngọc Khánh, Kim Liên...).

Không gian đô thị Hà Nội ngày càng được mở rộng. Thành phố xuất hiện nhiều hơn những khu đô thị mới hiện đại, nhiều tiện ích. Các dự án phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội đã phần nào đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở của người dân theo các mục tiêu trong chiến lược, chương trình kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Lộ trình di chuyển các cơ sở sản xuất, bệnh viện gây ô nhiễm môi trường ra khỏi trung tâm thành phố được đẩy nhanh. Đồng thời, thành phố cũng thực hiện có hiệu quả các chủ trương về quy hoạch, cải tạo, xây dựng lại, nâng cấp các khu chung cư cũ xuống cấp (Quỳnh Mai, Tân Mai, Ngọc Khánh, Kim Liên...).

Được xây dựng từ thế kỷ trước, những khu tập thể kiểu cũ ở phường Kim Liên đang ngày một xuống cấp. Theo ông Nguyễn Quang Sơn (Phó Chủ tịch UBND phường Kim Liên), ngày 30/9/3016, UBND TP Hà Nội có Văn bản số 5621/UBND-ĐT giao các đơn vị lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để thực hiện cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ trên địa bàn thành phố.

Tại phường Thanh Nhàn, ông Triệu Như Long (Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn) cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, UBND phường đã tổ chức điều tra xã hội học ranh giới nghiên cứu, danh mục nhà chung cư cũ và dân số; lấy ý kiến phục vụ lập quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 để thực hiện cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Thanh Nhàn. “Qua quá trình kiểm tra, rà soát, điều tra, tổng hợp các số liệu về dân số trên cơ sở bản vẽ ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội cung cấp, UBND phường đã đề xuất điều chính ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 và cung cấp số liệu về dân số” – Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó, hàng nghìn cây xanh đã được trồng mới trên các tuyến đường và trong các công viên, tạo thêm hàng triệu mét vuông bóng mát. Thành phố cũng đã triển khai thí điểm thay thế đèn chiếu sáng hiện có bằng đèn led trên hệ thống chiếu sáng công cộng. Việc xử lý ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí được quan tâm chỉ đạo rốt ráo. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thành phố Hà Nội tập trung tuyên truyền, vận động người dân hành động để bảo vệ môi trường sống từ những việc làm thiết thực hằng ngày. Đẩy mạnh phong trào tổng vệ sinh hàng tuần, hàng tháng tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư. Tại nhiều tuyến phố ở quận Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Ba Đình… một số sinh viên và người dân đã có ý tưởng “biến bãi rác thành vườn hoa”.

Nhờ đó, vấn đề ô nhiễm môi trường nay đã không còn mà thay vào đó là những vườn hoa rực rỡ, sạch sẽ; tạo sinh khí mới cho đường phố Thủ đô. – Chị Đỗ Thị Thùy Khanh (phường Kim Liên, quận Đống Đa) cho biết: “Các địa điểm tập kết rác đã được che chắn, không còn bốc mùi như trước. Đường phố trở nên sạch sẽ, phong quang. Hà Nội đang dần trở nên xanh - sạch hơn, đây là tín hiệu tốt về môi trường”.

Tất cả những điều này đã phần nào đặt những viên gạch đầu tiên cho việc tạo lập không gian sống văn minh ở Thủ đô.Tuy nhiên, dù đã có được những thành tựu nhất định và cho thấy nhiều tiềm năng, nhưng để tạo lập không gian sống văn minh, Hà Nội sẽ còn phải nỗ lực rất nhiều.

Phạm Thảo

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.

Tin khác

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

(LĐTĐ) Với dự thảo lần 3, đề án quản lý lòng đường, vỉa hè, thành phố Hà Nội đã đưa ra những phương hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn tiêu chí và mô hình cho thuê vỉa hè.
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

(LĐTĐ) Hà Nội là đô thị có lưu lượng người và các phương tiện tham gia giao thông đông đúc, kéo theo những vi phạm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Những tháng cuối năm, các địa phương trên địa bàn Thủ đô đã tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân và quyết liệt kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm.
Phát triển không gian xanh tại các đô thị

Phát triển không gian xanh tại các đô thị

(LĐTĐ) Ngày 29/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo: “Thiết kế công viên thuận tiện, an toàn cho mọi người và tăng khả năng chống chịu cho các đô thị Việt Nam”.
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương sẽ bố trí 34.515 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm trên địa bàn; trong đó phân bổ ngay hơn 18.110 tỷ đồng cho các dự án đủ điều kiện theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động