Kỳ 3: Phố đi bộ, nơi giao thoa và giữ gìn văn hóa
Kỳ 2: Tranh bích họa làm thay đổi bộ mặt đường phố | |
Kỳ 1: Chuyện từ bãi rác, đến không gian văn hóa |
Những điểm đến lý tưởng
Sau khi thử nghiệm triển khai phố đi bộ Hàng Đào – Chợ đêm Đồng Xuân vào 2 ngày nghỉ cuối tuần từ năm 2004, đến năm 2014, quận Hoàn Kiếm tiếp tục mở rộng không gian đi bộ ra các phố Hàng Buồm, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Đào Duy Từ. Năm 2016, Hà Nội đã khai trương phố đi bộ 2 ngày cuối tuần quanh hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận. Qua 4 năm hoạt động, đến nay, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm không ngừng phát triển và mở rộng. Nhiều hoạt động cộng đồng hấp dẫn đã diễn ra trên phố như: sân chơi cho trẻ em từ vật liệu tái chế; biểu diễn văn nghệ; không gian ẩm thực…
Phố đi bộ là nơi diễn ra nhiều hoạt động cộng đồng hấp dẫn |
Có thể nói, phố đi bộ đã mang lại hình ảnh mới cho Thủ đô với các điểm biểu diễn văn hóa cố định mang phong cách từ hiện đại đến dân gian được duy trì thường xuyên. Trong năm 2019, khi thông tin về kết quả 3 năm triển khai thí điểm và công bố chính thức không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, ông Phạm Tuấn Long - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, đã khẳng định, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã trở thành thương hiệu, điểm nhấn của Thủ đô; tạo không gian vui chơi, thư giãn cho cộng đồng dân cư, du khách trong và ngoài nước; là nơi hội nhập văn hóa thế giới và các vùng miền; nơi giao lưu, điểm hẹn thú vị của mọi người dân…
Anh Alain Baron (du khách người Pháp) lần đầu đến Hà Nội trong năm 2019 đã rất ngạc nhiên về không gian đi bộ lãng mạn và thân thiện của Thủ đô. Chia sẻ với những người bạn của mình, Alain nói rằng, anh đã có một ngày cuối tuần đặc biệt ở phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, hòa mình vào những chương trình nghệ thuật đường phố. “Tôi thật sự ấn tượng vì Hà Nội có một không gian cộng đồng thanh bình, thân thiện và giàu văn hóa đến vậy. Tại đây, tôi thấy được rất nhiều nét độc đáo con người, văn hóa Việt Nam. Chắc chắn trong tương lai gần, tôi sẽ quay lại Việt Nam lần nữa”, Alain chia sẻ.
Sau thành công bước đầu của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, tháng 5/2018, quận Tây Hồ cũng khai trương không gian văn hóa, ẩm thực phố đi bộ Trịnh Công Sơn. Khu vực phố đi bộ bao gồm phố Trịnh Công Sơn (đoạn từ ngã ba ngõ 612 Lạc Long Quân đến dốc ngã ba đê Âu Cơ) và một phần ngõ 413 Âu Cơ, hoạt động từ 17h đến 23h thứ Sáu và hai ngày thứ Bảy, Chủ nhật. Theo khảo sát, phố đi bộ Trịnh Công Sơn những ngày cuối tuần tuy không sôi động như khu vực hồ Hoàn Kiếm nhưng cũng là điểm thu hút được không ít người dân ở khu vực quận Tây Hồ tìm đến vui chơi. Hàng tuần, không gian đi bộ Trịnh Công Sơn vẫn duy trì sân khấu biểu diễn âm nhạc, khu vực vui chơi dành cho trẻ em... Nhiều đêm nhạc Trịnh Công Sơn hay biểu diễn trò chơi dân gian đã tạo sức hấp dẫn cho du khách.
Bà Đỗ Thị Hoa, phường Âu Cơ (Tây Hồ), chia sẻ: “Phố đi bộ Trịnh Công Sơn rất thú vị. Các gian hàng được mô phỏng theo như kiến trúc của phố cổ Hà Nội xưa cùng các gian hàng đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm gợi nhớ về tuổi thơ. Đây có thể coi là không gian văn hóa công cộng độc đáo, là điểm đến để người dân Thủ đô cũng như du khách có thể trải nghiệm. Hy vọng rằng chúng ta sẽ có thêm những phố đi bộ như thế này để người dân có thêm không gian tản bộ, vui chơi”…
Mô hình cần nhân rộng
Trong những năm qua, có thể thấy những lợi ích thiết thực mà các không gian phố đi bộ đã đem lại cho Thủ đô. Cái lợi đối với người dân là rất rõ, đó là có thêm không gian rèn luyện “văn hóa đi bộ”. Bên cạnh đó, rất nhiều chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian, trò chơi cộng đồng diễn ra tại phố đi bộ như: kéo co, nhảy dây, ô ăn quan… đều thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Việc xây dựng các không gian đi bộ tại Hà Nội đã góp phần bảo đảm an ninh trật tự, từng bước hạn chế phương tiện giao thông cơ giới và hình thành nếp sống mới cho người dân Thủ đô.
Trên thực tế, thời gian qua, Hà Nội cũng đã dành nhiều sự quan tâm đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng tại các phố đi bộ. Mới đây, quận Hoàn Kiếm vừa tổ chức trưng bày phương án thiết kế và lấy ý kiến cộng đồng lần thứ 3 trong 10 năm qua về dự án đầu tư xây dựng cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Theo đó, quận Hoàn Kiếm đã cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang các hạng mục như: Đài phun nước tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục; trang trí hệ thống chiếu sáng tại đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, đền vua Lê; hệ thống đèn LED xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa… |
Không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa - nghệ thuật của Hà Nội, phố đi bộ còn là nơi giao lưu văn hóa giữa Hà Nội với các tỉnh, cũng như với bạn bè quốc tế. Nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức các sự kiện, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của địa phương, các sự kiện văn hóa do các cơ quan, đơn vị tổ chức tại đây. Cùng với đó, phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm còn là “sân khấu” của những người đam mê biểu diễn nghệ thuật. Chung quanh hồ, các “nghệ sĩ đường phố” trình diễn đủ loại hình nghệ thuật, từ nghệ thuật truyền thống, cho đến âm nhạc hiện đại.
Theo Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã thu hút hàng triệu du khách. Trong 3 năm (từ 2016-2019), phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã diễn ra 410 sự kiện văn hóa quy mô lớn, thu hút được sự tham gia của 20 tỉnh, thành phố trong nước, 26 đại sứ quán và 3 tổ chức quốc tế, trong đó, có nhiều chương trình, sự kiện đã để lại ấn tượng sâu sắc được dư luận đánh giá cao như hoạt động giới thiệu quảng bá văn hóa của tỉnh Hà Giang, Quảng Bình, Điện Biên, Tây Ninh… Hoạt động hiệu quả của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm đã đem văn hóa địa phương đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế.
Kiến trúc sư Vũ Anh Việt (Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thương mại Thanh Việt) cho rằng, việc mở rộng không gian đi bộ tại Hà Nội là việc làm cần thiết. Không gian đi bộ giúp người dân, du khách có nơi thoáng đãng để vui chơi, nghỉ ngơi hay để chiêm nghiệm những di tích, giá trị của lịch sử, văn hóa. Ngoài ra, việc mở rộng được nhiều không gian đi bộ, dần dần Hà Nội sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn hơn với du khách. Tuy nhiên, cũng theo Kiến trúc sư Vũ Anh Việt, việc mở rộng không gian đi bộ phải tính toán sao cho hợp lý để không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53