Nông sản Việt vẫn gặp khó khi vươn ra thế giới
Nông sản Việt xuất sang Hàn Quốc tăng mạnh từ khi FTA có hiệu lực | |
Khi người Thái “cầm chịch” hệ thống phân phối |
Đối mặt với truyền thông... bẩn
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2017, ngành Nông nghiệp được các chuyên gia đánh giá là có bước tiến vượt bậc khi lập kỳ tích lớn nhất trong thập niên qua về giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, công bằng mà nói, hiện nay các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất hiện rất nhiều, nhưng uy tín, chất lượng và thương hiệu lại rất hạn chế.
Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu cho nông sản, việc ổn định chính sách thuế giúp DN chủ động đưa sản phẩm vươn ra thế giới. |
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín các mặt hàng nông sản Việt, khi các mặt hàng này vươn ra thế giới. Do đó, theo các chuyên gia kinh tế, để nông sản Việt phát triển một cách bền vững, các doanh nghiệp (DN) cần phải xây dựng được thương hiệu nông sản quốc gia, trước khi nghĩ đến vấn đề xuất khẩu.
Bên cạnh khó khăn về việc xây dựng thương hiệu nông sản, nhiều khó khăn khác cũng được các DN đề cập tại Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp trong năm 2018. Trong đó, việc định hướng xây dựng vùng nguyên liệu, vùng sản xuất…phục vụ nhu cầu xuất khẩu chưa được xác định rõ, khiến nhiều địa phương loay hoay trong quy hoạch.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam cho biết, hiện nay, nông sản Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó giải quyết. Cụ thể, một trong những vấn đề muôn thủa đó là rào cản thuế quan. Thứ trưởng Trần Thanh Nam nêu ví dụ, mới đây nhất là việc Ấn Độ công khai bảo hộ sản xuất hồ tiêu bằng cách dùng hàng rào thuế quan. Cụ thể, trước đây, giá CIF (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) cho hồ tiêu vào Ấn Độ rơi vào khoảng 5000 USD/tấn nhưng Chính phủ Ấn Độ mới đây đã áp tăng cao, lên khoảng 8000 USD/tấn khiến nhiều doanh nghiệp bị đội chi phí. |
Ngoài ra, vấn đề cung cấp thông tin, xử lý khủng hoảng truyền thông, trong đó có việc truyền thông “bẩn” từ các đối thủ cạnh tranh, cũng là một trong những vấn đề khiến nhiều DN gặp khó…đây là những vấn đề hết sức nan giải và khó giải quyết.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam cho biết, hiện nay, nông sản Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó giải quyết. Cụ thể, một trong những vấn đề muôn thủa đó là rào cản thuế quan.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam nêu ví dụ, mới đây nhất là việc Ấn Độ công khai bảo hộ sản xuất hồ tiêu bằng cách dùng hàng rào thuế quan. Cụ thể, trước đây, giá CIF (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) cho hồ tiêu vào Ấn Độ rơi vào khoảng 5000 USD/tấn nhưng Chính phủ Ấn Độ mới đây đã áp tăng cao, lên khoảng 8000 USD/tấn khiến nhiều doanh nghiệp bị đội chi phí.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, mức áp thuế của Ấn Độ không phù hợp với các nghị định thương mại đã ký kết. Do đó, để giải quyết vấn đề này Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương cần phải phối hợp chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi các mặt hàng của Việt Nam đi các nước.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng khẳng định, trước xu hướng các quốc gia đang ngày một tăng cường hàng rào kỹ thuật, các biện pháp bảo hộ hàng hóa trong nước và thuế…thì các bộ, ngành phải xác định vào cuộc quyết liệt để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp Việt.
Tuy nhiên, điều đáng lo nhất và phải giải quyết sớm đó chính là vấn nạn truyền thông “bẩn”. Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, hiện tại có một số doanh nghiệp tại một số nước đã và đang thực hiện truyền thông bôi nhọ các mặt hàng nông sản Việt Nam.
Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước vì có những mặt hàng Việt Nam vẫn sản xuất tốt, đảm bảo chất lượng, mà xuất khẩu cũng gặp khó khi vào các nước này. Tuy nhiên, trước xu hướng mặt hàng nông sản các nước ào ạt vào Việt Nam như hiện nay, vấn đề truyền thông “bẩn” cũng có thể gây ảnh hưởng đến thương hiệu hàng Việt Nam dưới dạng “núp bóng” hàng Việt.
Để hạn chế những khó khăn trên, đại diện Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT trước mắt đã gửi những công điện đến các thị trường trọng tâm như Úc, Mỹ, Nhật…nhằm bảo đảm việc xác định nguồn gốc sản phẩm, thương hiệu và hạn chế các hàng rào thuế quan cho nông sản Việt.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để bảo vệ uy tín, thương hiệu nông sản vẫn là sự chủ động từ các DN. Đặc biệt, các DN cần phải xác định rõ thị trường trung tâm, tiềm năng và ngách để tổ chức các đợt xúc tiến thương mại trong bối cảnh ngày càng có nhiều các hiệp định đi vào thực thi.
Cần ổn định từ ngay chính sách thuế
Đề cập đến việc hạn chế những khó khăn, vướng mắc cho DN, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, bên cạnh việc hạn chế các rào cản thuế quan, thì vấn đề ổn định chính sách thuế cũng là một trong những vấn đề cần phải giải quyết. Bởi lẽ, khi chính sách thuế ổn định, DN mới xây dựng được những chính sách dài hơi và xây dựng được thương hiệu vươn ra thế giới.
Về vấn đề này ông Đỗ Hà Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex cho biết, trong những năm qua Intimex đã có những kết quả khả quan trong kinh doanh, đặc biệt là mặt hàng cà phê. Intimex dự kiến sẽ xây dựng tỉnh Lâm Đồng trở thành thủ phủ cà phê của Việt Nam, thay thế cho thủ phủ Đắc Lắc hiện tại.
Do đó, đại diện của Intimex cũng hi vọng sẽ nhận được sự ủng hộ, hợp tác và tạo điều kiện của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, hiện tại vấn đề gặp khó của DN chính là chính sách thuế, khi mới đây Bộ Tài Chính có quyết định tăng thuế thu nhập đặc biệt đối với mặt hàng cà phê hòa tan. Trong khi đó, vấn đề tiếp cận vốn vay của DN lại gặp khó, bởi các ngân hàng nhà nước đang khép chặt cho vay, khiến nhiều DN lao đao trong việc tìm vốn hỗ trợ.
Cùng chung quan điểm với ông Nam, ông Bùi Ngọc Bảo, Tổng Giám đốc của Petrolimex cũng tỏ ra lo lắng về những kế hoạch phát triển của DN có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế. Theo đó ông Bảo cũng kiến nghị, cần sớm ổn định những chính sách về thuế do hệ quả ký kết các hiệp định thương mại tự do ở các thời điểm khác nhau, để làm sao thống nhất và tránh được những khác biệt quá lớn gây khó khăn cho DN.
Cũng liên quan đến thuế, ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Cty Cổ phần Tập đoàn Thành Công nêu ra kiến nghị và cho rằng, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các công ty lắp ráp sản xuất ô tô trong nước, có cơ hội cạnh tranh với xe nhập khẩu như miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần sản xuất trong nước cho các sản phẩm ô tô. Ông Đức khẳng định, hiện tỉ lệ nội địa hóa xe du lịch còn rất thấp, do đó rất khó để các sản phẩm lắp ráp trong nước có thể xuất sang các nước ASEAN…
Có thể thấy, năm 2017 thật sự đánh dấu bước nhảy vọt của ngành nông nghiệp Việt Nam khi lập nên kỳ tích với kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 425 tỷ USD. Trong khi đó, với những dấu hiệu tích cực từ đầu năm 2018, các nhà chuyên môn có thể tin tưởng và hi vọng vào một kỳ tích mới.
Tuy nhiên, để làm được điều đó không chỉ là sự nỗ lực của các DN mà còn cần sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc hỗ trợ các DN vượt qua khó khăn, rào cản trước mắt. Trong đó, việc ổn định chính sách thuế là một trong những việc làm tiên phong. Bởi lẽ, có ổn định được chính sách, thị trường trong nước, DN mới mạnh dạn đầu tư, xây dựng thương hiệu và đưa sản phẩm vươn ra thế giới.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13