Khu vực hồ Hoàn Kiếm trước ngày thành phố đi bộ
Người dân khu vực được gửi xe miễn phí khi về nhà | |
Phân luồng thí điểm không gian đi bộ | |
Thí điểm lập phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm từ ngày 1-10 |
Sẵn sàng cho ngày khai trương
Theo khảo sát của PV, cùng với việc chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, cải tạo hạ tầng kỹ thuật, tạo không gian xanh, hoàn chỉnh phương án phân luồng, tại các khu vực giáp ranh với không gian đi bộ, Sở GTVT Hà Nội gắn nhiều biển báo di động “Nơi trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô phục vụ các tuyến phố đi bộ”.
Hiện Sở GTVT Hà Nội đã bố trí 78 điểm đỗ để trông giữ ôtô, xe đạp, xe máy với diện tích 17.380m2, đủ chứa 87 xe du lịch, xe chở khách, 607 ôtô con, 2.751 xe đạp, xe máy.
Mở rộng không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, mua sắm của người dân và du khách Thủ đô. |
Bảng giá trông xe đạp điện, xe máy điện, xe ô tô cũng được niêm yết công khai là 2.000 đồng/lượt (ban ngày), 3.000 đồng/lượt (ban đêm); giá trông xe máy 3.000 đồng/lượt (ban ngày), 5.000 đồng/lượt (ban đêm); Giá trông giữ ôtô dưới 9 chỗ là 30.000 đồng/lượt, trên 10 chỗ là 40.000 đồng/lượt (mỗi lượt 120 phút)…
Tại các điểm trông giữ xe đều công khai số điện thoại của Thanh tra Giao thông và Công an thành phố Hà Nội để người dân phản ánh nếu xảy ra tình trạng thu phí chặt chém.
Ngoài ra, để đảm bảo cho việc đi lại của du khách, Sở GTVT cũng sẽ điều chỉnh hoạt động của 7 tuyến xe buýt trong 3 ngày cuối tuần phục vụ cho phố đi bộ. Cụ thể, di chuyển điểm đầu cuối của 2 tuyến buýt (số 09 và 14) đang đỗ tại điểm đầu - cuối bờ hồ Hoàn Kiếm, về bãi trông giữ xe của Công ty Khai thác điểm đỗ trên đường Trần Quang Khải.
Điều chỉnh lộ trình 5 tuyến buýt để không đi qua các tuyến phố đi bộ, dừng đón trả khách tại các điểm dừng nằm tiếp giáp với các tuyến phố đi bộ để nhân dân thuận tiện sử dụng xe buýt. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Đồng Xuân sẽ bố trí xe điện phục vụ du khách ra - vào không gian các tuyến phố đi bộ, phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Nhiều hoạt động văn hóa “đặc sản”
Liên quan đến các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao, theo ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, các sở, ngành liên quan đều có những đề xuất để chuẩn bị cho việc mở rộng khu phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm. Khi mở rộng không gian đi bộ ra khu vực hồ Hoàn Kiếm, những sản phẩm được lựa chọn kinh doanh trong khu vực phải là những sản phẩm độc đáo, mang đậm truyền thống, bản sắc…
Trước mắt, các hoạt động văn hóa được đề xuất như, biểu diễn nghệ thuật truyền thống (ca trù, hát chèo…) nhạc cụ dân tộc, triển lãm tranh tại nhà Bát Giác, khu vực Đền Ngọc Sơn, Đền Bà Kiệu; biểu diễn nghệ thuật truyền thống trò chơi dân gian tại khu vực trước tượng đài Cảm Tử; biểu diễn nghệ thuật ánh sáng tại khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục…
Nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc sắc sẽ được tổ chức tại phố đi bộ |
Về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, được ví như “viên ngọc quý” của Thủ đô, hồ Hoàn Kiếm không chỉ ẩn chứa trong mình các giá trị văn hóa, lịch sử gắn với sự hình thành Thăng Long - Hà Nội mà nơi này còn là một không gian cảnh quan đẹp. Chính vì vậy, đi đôi với việc mở rộng phố đi bộ, phát triển dịch vụ thế nào cho xứng tầm với danh thắng hồ Hoàn Kiếm cũng là điều cần nghiên cứu kỹ và thử nghiệm kỹ lưỡng trước khi lựa chọn các loại hình dịch vụ xứng tầm.
Ông Phạm Tuấn Long - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho rằng, các dịch vụ đi kèm là điều kiện quan trọng để tạo ấn tượng khách du lịch khi đến với phố đi bộ. “Hồ Hoàn Kiếm là biểu tượng của Thủ đô và là di tích cấp Quốc gia, nên cần thử nghiệm, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn các loại hình dịch vụ xứng tầm với không gian văn hóa hồ Hoàn Kiếm”, ông Long nói.
Biến không gian phố đi bộ thành thiên đường du lịch
Thống kê cho thấy, trước khi tổ chức thành tuyến phố đi bộ vùng lõi phố cổ, trên những phố này chỉ 70 cửa hàng kinh doanh dịch vụ, nhưng đến nay số cửa hàng kinh doanh đã tăng lên 450. Khi UBND quận Hoàn Kiếm bắt đầu thực hiện chỉnh trang phố Tạ Hiện, mức giá thuê cửa hàng tại đây thường trên dưới 500 USD/cửa hàng, đến nay giá thuê đã tăng lên 1.500 - 2.000 USD/cửa hàng nhưng cung vẫn không đủ cầu. Thực tế cũng cho thấy, các tuyến phố đi bộ đã góp phần tạo ra nhiều việc làm hơn cho người dân phố cổ, khi có đến 98% người dân chuyển đổi từ các nghề khác sang hoạt động dịch vụ du lịch.
Bàn về hiệu quả phố đi bộ hiện nay, theo ông Đặng Đình Bằng, Trưởng Ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho hay, hoạt động của phố đi bộ cuối tuần sẽ tạo được cú hích mạnh mẽ về du lịch cho khu phố cổ. Thực tế, những ngày đầu triển khai, nhiều người dân các khu phố như Lương Ngọc Quyến, Hàng Buồm, Mã Mây… đều phản đối việc cấm đường do lo ngại ảnh hưởng đến đi lại, kinh doanh buôn bán. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, với những hoạt động vui chơi, văn hoá liên tục, phố đi bộ đã trở thành một phần không thể thiếu của cả du khách trong và ngoài nước, người dân cũng dần thay đổi cách nhìn, từ cực lực phản đối sang ủng hộ mạnh mẽ.
Anh Hoàn Xuân Quỳnh, ở số 4, phố Lò Sũ bày tỏ, từ ngày có phố đi bộ, gần như cuối tuần nào anh cũng cho cả gia đình đến đây để thư giãn, vui chơi, bởi những tuyến phố không có xe cơ giới đi lại, chẳng khác gì thiên đường du lịch.
"Những cửa hàng đa dạng, từ kích thước, phong cách thiết kế, đến mặt hàng bày bán, nay càng thêm hấp dẫn, rực rỡ nhờ có thể mở rộng ra vỉa hè và du khách có thể từ từ ngắm nghía mà không sợ bị xe tông vào người. Giữa phố, một nhóm thanh niên biểu diễn hiphop, dân tình xúm xít xem, vui đáo để, anh Quỳnh phấn khởi nói.
Tuy nhiên, anh Quỳnh cũng góp ý thêm, du khách không thể đi bộ mãi, họ cần có ghế để nghỉ ngơi, cần nhà vệ sinh giải quyết nhu cầu thiết yếu, do đó thành phố cũng phải chú trọng hơn đến vấn đề này!
Các khu vực thí điểm không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận bao gồm: phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai (đoạn từ Lý Thái Tổ đến Đinh Tiên Hoàng), Lê Thạch, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền đến Đinh Tiên Hoàng), Hàng Khay, Lê Thái Tổ (một nửa đường phía Hồ Hoàn Kiếm đoạn từ Hàng Trống đến Hàng Khay), Phố Hồ Hoàn Kiếm, Lò Sũ (đoạn từ Hàng Dầu đến Đinh Tiên Hoàng), Hàng Dầu (đoạn từ ngã tư Lò Sũ – Hàng Dầu đến Đinh Tiên Hoàng), khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Trần Nguyên Hãn (đoạn từ Lý Thái Tổ đến Đinh Tiên Hoàng), Lương Văn Can (đoạn từ ngõ Hàng Hành đến Lê Thái Tổ), Bảo Khánh (đoạn từ ngõ Bảo Khánh đến Lê Thái Tổ), Hàng Bài (đoạn từ Hai Bà Trưng đến Tràng Tiền). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31