Không hiểu hay coi thường luật giao thông?
Vắng CSGT là thi nhau phạm luật
Đại diện lãnh đạo Đội CSGT Hàng Xanh, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP.HCM (PC 67) cho biết, theo sự phân công tuần tra – kiểm soát giao thông của cấp trên, hẻm 153 đường Quốc lộ 13, phường 26, quận Bình Thạnh do lực lượng CSGT của Công an quận Bình Thạnh phụ trách, nhưng các tuyến đường bên ngoài, lân cận như Đinh Bộ Lĩnh, Quốc lộ 13 lại do Đội CSGT Hàng Xanh kiểm soát.
Hàng ngày, cả lực lượng CSGT của Đội Hàng Xanh và của Công an quận Bình Thạnh đều có đi tuần tra qua khu vực hẻm 153 đường Quốc lộ 13. Nếu thấy có hành vi đi ngược chiều của người dân, lực lượng CSGT đều có tổ chức xử phạt nghiêm khắc.
Theo một số chiến sĩ CSGT, việc cố tình đi vào đường ngược chiều dù có bảng cấm to đùng thể hiện ý thức tham gia giao thông của người dân còn quá kém (ảnh: N.D)
Tuy nhiên, vì sự phân chia địa bàn còn nhiều bất cập, nên lực lượng CSGT không thể thường trực ở đây để chuyên xử lý vi phạm tại con hẻm này được.
“Khi lực lượng CSGT rút đi, mọi chuyện lại trở nên bình thường. Người dân lại ào ào đi ngược chiều như chưa từng có lệnh cấm. Vấn đề ở đây là ý thức tham gia giao thông của người dân còn quá kém”, một chiến sĩ CSGT thuộc Đội Hàng Xanh khẳng định.
Nhiều chuyên gia tại TP.HCM từng nhận định: Dường như “văn hóa giao thông” đang dần bị lãng quên tại một trong những đô thị văn minh, hiện đại nhất Việt Nam.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, do áp lực của cơ sở hạ tầng dành cho giao thông bị quá tải, cùng với các biện pháp chế tài còn nhiều lỏng lẻo, khiến người dân khó thực hiện "văn hóa giao thông" trong bối cảnh hiện nay.
Không hiểu luật hay coi thường luật?
Trong một cuộc hội thảo về văn hóa giao thông được tổ chức trước đây, ông Nguyễn Hữu Nguyên – Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM đã nêu lên một thực trạng khiến nhiều người không khỏi giật mình: Trong một cuộc khảo sát 400 người dân thì có đến hơn 70% khẳng định vi phạm do không nhìn thấy Công an, 55% do làm theo người khác và 54,3% là do vội trong công việc.
“Tất cả thuộc về ý thức, thái độ ứng xử của người tham gia giao thông”, ông Nguyên kết luận.
Nhiều chuyên gia về xã hội học nhận định, do áp lực cơ sở hạ tầng dành cho giao thông bị quá tải, cùng với các biện pháp chế tài còn nhiều lỏng lẻo khiến người dân khó thực hiện "văn hóa giao thông" như bối cảnh hiện nay (ảnh: N.D)
Một thực tế không thể chối cãi tại các con đường ở Sài Gòn là khi đường phố bị ùn ứ, chật chội, chuẩn bị xảy ra nạn kẹt xe là ngay lập tức, người dân bắt đầu leo lên lề đường để đi. Họ di chuyển bằng mọi cách miễn sao thoát khỏi dòng xe cộ đông đúc một cách nhanh nhất.
Ngay cả những người nước ngoài, khi đến với TP.HCM cũng xảy ra tình trạng vi phạm luật giao thông vì... bắt chước người Việt.
“Tại các quốc gia phát triển như Tokyo (Nhật Bản), họ kiểm soát giao thông bằng cách dùng công nghệ cao như 17.000 camera giám sát, còn ở Việt Nam thì trông vào CSGT, nên...”, ông Nguyên phân tích.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến, quan điểm đi ngược lại nhận định chung. Một chuyên gia tâm lý thuộc trường ĐH Sư Phạm TP.HCM lại cho rằng, khi xảy ra tắc đường, người dân phải tìm cách để di chuyển sao cho hợp lý, miễn là đừng gây khó cho người khác.
Các chuyên gia về giao thông cũng đề nghị cần xem xét lại việc cấp bằng lái xe máy và ô tô như hiện nay. Trong một cuộc khảo sát được thực hiện tại nhiều trường Đại học ở TP.HCM, thật bất ngờ khi các chuyên gia nhận được kết quả có đến 60% tổng số sinh viên tham gia khảo sát nói rằng không hiểu biết về luật giao thông, có bằng lái để đối phó. Khoảng 50% sinh viên nói trước và sau khi có bằng lái đều đi giống nhau, không có gì thay đổi.
Đây là lỗi do cơ chế quản lý. Chính từ đây, văn hóa giao thông đang ngày càng trở nên xa lạ với người dân Sài thành, khiến giao thông TP.HCM đã rối loạn, nay lại càng thêm khó quản lý.
Tiến sỹ tâm lý Huỳnh Văn Sơn – Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM nêu quan điểm: Những thói quen không tốt trong văn hóa giao thông đã hình thành từ lâu trong người dân Sài Gòn, chủ yếu xuất phát từ sự giáo dục.
Theo Tiến sỹ Sơn, nếu không có chương trình giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường thì đừng mong sẽ có khái niệm văn hóa giao thông trên đường.
Hiện toàn TP.HCM có khoảng gần 2 triệu học sinh – sinh viên học tại hàng ngàn trường phổ thông, đại học, nên việc giáo dục ý thức tham gia giao thông cho thế hệ tương lai của đất nước, sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng hình ảnh văn hóa giao thông hiện đại trong mắt du khách và bạn bè quốc tế.
Nguồn VTC New
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55