Khát vọng vươn lên giúp ích cho đời
Nữ giáo viên không ngừng chắp cánh ước mơ |
Lớp học tình thương của cô giáo tật nguyền
Làng Chao Pông (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) vào những ngày đầu tháng 6 oi ả. Dưới con đường đất đỏ chạy dài, xung quanh là những căn nhà sàn đã cũ, không khó lắm để tìm đường vào nhà của cô giáo Rmah HBlao (30 tuổi), người phụ nữ khuyết tật nhưng vẫn hết lòng truyền dạy kiến thức cho các em có hoàn cảnh khó khăn. HBlao tâm sự, năm lên 3 tuổi, do bị một cơn sốt kéo dài nên đôi chân cô trở nên teo tóp không thể đi lại bình thường.
Mặc dù đôi chân bị bại liệt, nhưng ngay từ nhỏ, HBlao đã mơ ước lớn lên sẽ trở thành cô giáo để dạy chữ cho những trẻ em trong làng. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, HBlao đã cố gắng học hành chăm chỉ để chờ đến ngày thực hiện được ước mơ. Sau khi tốt nghiệp THPT, HBlao thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai - chuyên ngành Công nghệ thông tin. HBlao như vỡ òa trong hạnh phúc khi nhận được giấy báo trúng tuyển vào trường.
Cô H’Blao tận tình chỉ dạy cho các em. |
Sau gần 2 năm miệt mài lên giảng đường, sức khỏe của HBlao dần giảm sút, bên cạnh đó do nhà xa, di chuyển khó nên cô không thể theo kịp các bạn. HBlao đành nghỉ học giữa chừng với bao ước mơ và hoài bão đang còn dang dở. Nghỉ học ở nhà, HBlao, nhận thấy làng còn nghèo, các bậc cha mẹ bận bịu trên rẫy kiếm cái ăn cái mặc, không có thời gian chăm sóc, lo lắng việc học cho con mình nên cô thấy thương các em vô cùng. Kể từ đó, trong cô nảy ra ý định mở lớp học miễn phí cho các em. “Lúc bị bệnh phải nghỉ học tôi buồn lắm, phấn đấu cả chục năm trời mới được đi học, học chưa đâu vào đâu đã phải nghỉ giữa chừng.
Nhưng vì sức khỏe không cho phép nên bắt buộc tôi phải về nhà. Tuy nhiên, mới về được 3 tháng, nhìn những đứa trẻ trong làng nghịch ngợm nô đùa ở sân, chân tay thì đen nhẻm, đứa thì ê a đánh vần từng chữ, đứa lại cặm cụi nắn nót từng chữ trên bậc thềm nhà, tôi bỗng thấy thương các em. Lúc đó, niềm đam mê dạy học trong tôi trỗi dậy nên tôi đã gom góp được chút tiền tiết kiệm và xin thêm bố mẹ để xây dựng lên lớp học tình thương cho các em. Tôi muốn dành tình yêu thương để san sẻ, muốn truyền dạy kiến thức để các em học tập tốt hơn”, HBlao chia sẻ.
Đến nay, lớp học của cô giáo Rmah HBlao đã duy trì được 7 năm với 100% học sinh là người dân tộc thiểu số từ lớp 1 đến lớp 5. Bên cạnh đó, có một số trường hợp các em chuẩn bị vào lớp 1 cô cũng nhận dạy dỗ để các em có thêm kiến thức, vững vàng bước vào ngưỡng cửa mới. Cô HBlao cho biết, hiện nay lớp học của cô đã có 50 em, vào dịp hè con số đó tăng lên đến 60 - 70 em. Lớp học giảng dạy trong khung giờ từ 7h - 10h và 13h - 15h. Để các em có thể tiếp thu bài một cách tốt nhất, cô HBlao đã chia lớp học thành 2 nhóm, theo từng độ tuổi và khả năng. Những học sinh học ở trường buổi sáng, cô sẽ kèm ở nhà vào buổi chiều và ngược lại. Hiện tại, cô đang đặc biệt chú trọng việc dạy cho các em đọc thông viết thạo Tiếng Việt và biết làm toán.
Người đàn ông mù 20 năm đào giếng trả ơn
Đến làng Tuơh Klah (xã Glar, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai), không khó để tìm về nhà ông Gih, người đàn ông mù với biệt tài đào giếng. Ngay từ đầu cổng, nghe tiếng người lạ, Gih dò dẫm từng bước ra chào. Dẫn khách vào nhà, Gih kéo chiếc chiếu đã nát nhàu 4 góc rồi mời mọi người ngồi xuống. Rót chén nước mời khách, Gih cho biết, vì đang vào đầu mùa mưa nên anh chẳng thể đi làm được, đành quanh quẩn ở nhà. Sau những câu chào hỏi, anh Gih bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời mình. Ngày ấy, cậu bé Gih sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, đông anh em.
Từ lúc lọt lòng mẹ, Gih đã chịu nhiều bất hạnh so với bạn bè cùng trang lứa khi bị mù bẩm sinh. Mọi bước đi đầu đời của ông đều phải dò dẫm trong bóng tối. Ngay cả hạnh phúc cuối cùng còn sót lại của chàng Gih cũng dần sụp đổ khi mẹ ông bỏ lại cha con ôngvà quay trở về làng cũ. Bố Gih cũng vì vậy mà chán nản khi phải chịu cảnh gà trống nuôi con. Không lâu sau đó, bố ông cũng bỏ lại những người con của mình để đi lấy vợ xa.
Các anh chị của Gih dần trưởng thành và tìm được bến bờ hạnh phúc riêng của mình. Do anh chị lập gia đình xa nhà nên chỉ còn mình Gih cô quạnh dưới căn nhà nhỏ, sập xệ. Sống một mình, không người nương tựa cũng không ai chăm sóc, Gih phải tự làm lụng để kiếm miếng ăn. Từ mò cua bắt ốc, đốn củi đến trèo cây hái quả, Gih không từ công việc gì. Dân làng thường bảo nhau, Gih là người của trời bởi Gih mù nhưng việc gì ông cũng làm được. Gih cứ thế dò dẫm trong bóng tối của cuộc đời để kiếm cái ăn, sống lay lắt qua ngày. Thương cảm cho số phậnnghiệt ngã của cậu bé mù, người trong làng thường chung nhau từng củ khoai, trái bắp giúp đỡ Gih lớn lên từng ngày.
Mặc dù mắt không nhìn được nhưng ông Gih vẫn đào những chiếc giếng tròn, đầy nước. |
Gih kể, khi vừa tròn 18 tuổi, thấy Gih đã lớn, người làng không thể nuôi Gih mãi như thế được. Lúc bấy giờ có một người bạn rủ Gih đi phụ đào giếng để kiếm tiền. Dù chưa biết đồng tiền là thế nào nhưng Gih nghe nói cứ kiếm được tiền là có thể nuôi sống bản thân. Nghe vậy là Gih đồng ý rồi theo chân bạn làm phu đào giếng. Bằng khát vọng trả ơn cho người làng, Gih quết tâm thực hiện công việc một cách nhanh chóng. Những gầu đất Gih quay lên khiến người đào phía dưới ngạc nhiên bởi sức khỏe của chàng thanh niên mù với dáng hình nhỏ thó.
Số phận nghiệt ngã lấy đi đôi mắt sáng nhưng bù lại đã ban cho Gih óc tưởng tượng, khả năng cảm nhận thế giới xung quanh. Cũng bởi vậy mà Gih thành thạo nghề rất nhanh. Thế rồi, cơ hội của Gih cũng đến, trong nhóm đào giếng có một người bị cảm, Gih liền xin mọi người cho mình được cầm xẻng. Khi đó, Gih tự lấy chân mình làm tâm điểm rồi dùng hai tay quay một vòng tròn thật khéo tạo hình cho chiếc giếng. Cầm lấy cây xẻng, Gih lần theo nét vẽ đã vạch sẵn rồi xới từng tấc đất lên. Qua những lần như thế Gih cảm thấy mình đã tự đào giếng được. Sau đó, Gih chợt nghĩ đến việc tự mình đào giếng lấy nước sinh hoạt.
Cho đến một năm cả làng hạn hán kéo dài khiến đất đai nứt nẻ, mùa màng thất bát. Cây cối không đủ nước tưới, người làng không có nước ăn uống, sinh hoạt. Gih liền suy nghĩ đến chuyện đào giếng cho dân làng. Sau khi đi quanh vườn, rờ rẫm từng hòn đất, viên đá anh đã xác định được nguồn nước ngầm nên quyết định bắt tay vào đào giếng. Sử dụng bàn chân để đo khoảng cách, tay rờ rẫm để định hình. Cứ thế vừa đào đất, Gih vừa tự đu dây lên quay từng gầu đất mang đổ đi.
Ngày hay đêm đối với Gih không quan trọng, cứ nghỉ lấy sức. Khi đã đủ sức Gih lại xuống giếng. Chỉ đến khi những dòng nước trong giếng bắt đầu rỉ ra, Gih mới phải nhờ hàng xóm kéo đất lên vì không thể tự làm một mình. Nghe tiếng Gih đào được nước, cả làng kéo nhau đến giúp. Thế rồi khi chiếc giếng được đào sâu khoảng 30m và tràn trề nước, người làng chẳng ai tin vào mắt mình khi một người mù có thể đào giếng nhiều nước như thế.
Tuy nhiên, giếng trong vườn nhà cũng không giúp cả dân làng qua cơn hạn hán. Sau nhiều đêm trằn trọc, suy nghĩ tìm cách giúp dân làng Gih quyết định đào cho mỗi nhà một chiếc giếng để trả lại ơn mà làng Tuơh Klah đã nuôi ông khôn lớn. Cứ thế ngày này qua ngày khác Gih tìm mạch nước ngầm rồi cần mẫn đào cho mỗi nhà một chiếc giếng để phục vụ sinh hoạch qua cơn hạn hán. Từng chiếc giếng tròn, đầy tràn nước cứ thế được đào. Mỗi chiếc giếng được “ra đời” gương mặt của Gih lại càng ngày càng rạng rỡ hơn khi ông đã trả lại được một phần nào ân huệ mà cả làng đã giành cho mình.
Đ.Huy – T.Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31