Katê, lễ hội văn hóa lớn của người Chăm

Dân tộc Chăm có lịch riêng. Theo Chăm lịch, đầu tháng bảy (khoảng cuối tháng chín đầu tháng 10 Dương lịch) là vào lễ Katê – lễ cúng tế trời đất, tưởng nhớ ông bà tổ tiên và các vị anh hùng dân tộc đã được nhân dân thần hóa. 
kate le hoi van hoa lon cua nguoi cham Làng Chăm đi lên nhờ nghề thuốc nam
kate le hoi van hoa lon cua nguoi cham Bình Thuận: Phát hiện kiến trúc cổ dưới tháp Chăm

Người Chăm có hơn trăm cuộc lễ trong năm, trong đó có thể kể đến những lễ lớn như lễ Rija Nưgar (Rija: lễ, Nưgar: Xứ sở, Rija Nưgar: Lễ Xứ sở) diễn ra vào đầu năm lịch Chăm (tháng tư dương lịch, vì vậy còn gọi là lễ tẩy trần tháng tư), lễ Ramưwan, lễ Katê…

kate le hoi van hoa lon cua nguoi cham

Nếu Ramưwan là lễ của người Chăm theo tôn giáo Bà ni thì Katê là lễ hội của người Chăm Bà la môn. Qua biến thiên lịch sử, nhất là chủ trương hòa hợp, Katê đã trở thành lễ hội chung và là lễ lớn nhất cho cả cộng đồng người Chăm cả hai giáo phái. Tuy vậy, người Chăm Bà ni chỉ tham gia cúng lễ trên tháp chứ không cúng lễ ở làng và nhà.

Theo lời kể lại, thì trước năm 1945, người Chăm Pandurangga (ở Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay) thường hành hương về tháp Po Inư Nưgar (còn gọi là Po Ina Nagar, dân gian gọi là Tháp Bà) ở Yja Trang (Nha Trang) để hành lễ Katê. Từ Panrang (Phan Rang) muốn tới đây phải lên xe trâu đi và về ít nhất ba ngày hai đêm.

Năm 1944, phong trào Việt Minh nổ ra, người Chăm mới tạm ngưng hành hương về đất cũ. Đến năm 1954, người Chăm xây đền Po Inư Nưgar ở palei Hamu Tanran và thỉnh Bà về đó thì lễ tục Katê ở Nha Trang thưa dần rồi dứt hẳn.

kate le hoi van hoa lon cua nguoi cham
Âm nhạc là một phần quan trọng trong các nghi thức tế lễ. Ảnh: TL

Hiện nay, lễ hội Katê được tổ chức ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, mà Ninh Thuận là chủ yếu với ba điểm là đền Po Inư Nưgar, tháp Po Klong Garai và tháp Po Rôme. Katê xa xưa chỉ có lễ, về sau có thêm phần hội nên được gọi là lễ hội Katê.

Lễ hội Katê kéo dài có khi nhiều ngày nhưng có hai ngày chính lễ. Phần nghi lễ chính thức bắt đầu từ khi mặt trời vừa lên. Mở đầu là nghi thức tấu trình với thần linh về việc tổ chức lễ hội. Người dân sẽ chuyển những lời ước nguyện tới thần linh và cầu xin sự giúp đỡ của thần linh.

Nếu là Katê trên tháp thì đại diện cho chức sắc, sư cả Po Dhya là chủ lễ, thực hiện nghi lễ đầu tiên là té nước lên bức phù điêu thần Shiva trên cửa tháp. Những giọt nước rơi xuống từ phù điêu được người dân hứng lấy, xoa lên đầu, mặt, cả thân thể cầu mong được mạnh khỏe, may mắn.

Tiếp đến, thầy Po Dhya khấn xin mở cửa tháp, Muk Pajaw (bà bóng) cùng thầy Kadhar thực hiện các nghi lễ: lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần và lễ thay y phục. Thầy Kadhar kéo đàn kanhi, hát thánh ca kể về sự nghiệp anh hùng và công trạng các vị thần linh, các vị vua anh hùng; bà Pajaw khấn vái cầu bình an; thầy Po Dhya dâng lễ vật và dâng cơm theo lời hát của thầy Kadhar. Kết thúc buổi lễ Katê trên đền tháp, người dân về làng để tổ chức lễ hội Katê ở làng và lễ cúng cơm trong gia đình.

Lễ hội thì phải có ca, múa, nhạc trên đền, tháp và trong các làng. Các bài hát từ những truyền thuyết đã được lưu truyền thành những huyền sử ca ngợi các vị thần linh, các anh hùng dân tộc được chủ lễ cất lên thành những bài tụng ca. Các điệu múa như múa roi, múa đạp lửa, múa quạt, múa đội lu, múa khăn… nhịp nhàng, uyển chuyển trong tiếng trống Ginơng, trống Baranưng, kèn Xaranai…

Katê được tổ chức theo lịch Chăm, vì vậy nếu tính qua dương lịch thì mỗi năm mỗi khác. Năm 2014 là ngày 22 và 23-10, năm 2015 là ngày 9 và 10-10, năm 2016 là ngày 30-9 và 1-10. Năm nay, năm 2017, lễ hội Katê sẽ tiến hành nhằm ngày 18 và 19-10.

Theo Chế Diễm Trâm/ plo.vn

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Sôi động ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer tại TP.HCM

Sôi động ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer tại TP.HCM

(LĐTĐ) Nhằm tạo sân chơi lành mạnh và lưu giữ phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đã được tổ chức tại quận 12.
Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

(LĐTĐ) Được mệnh danh là “thủ phủ” du lịch Nam Trung Bộ, với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch sinh thái, tỉnh Khánh Hoà còn có hệ thống di tích, danh thắng… đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu truyền thống của du khách. Thế nhưng ngoài một số di tích thu hút khách tham quan thì vẫn còn di tích đang “ngủ quên”.
Xem thêm
Phiên bản di động