Hợp thức hóa taxi công nghệ bằng cách quản lý mới

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu dừng thí điểm loại hình ứng dụng đặt xe (taxi công nghệ) kể từ ngày 1/4. Theo đó, xe công nghệ sẽ chính thức hoạt động theo hành lang pháp lý mới là Nghị định 10/200/NĐ-CP của Chính Phủ, đây được nhìn nhận là bước tiến để xe công nghệ hoàn tất việc thí điểm, mở rộng hoạt động ra nhiều địa phương khác.
hop thuc hoa taxi cong nghe bang cach quan ly moi Taxi công nghệ phải 'lựa chọn' loại hình để hoạt động
hop thuc hoa taxi cong nghe bang cach quan ly moi Sơn Tùng M-TP đảm nhận vai trò Đại sứ thương hiệu Go-Viet
hop thuc hoa taxi cong nghe bang cach quan ly moi Taxi công nghệ sẽ hoạt động tương tự taxi truyền thống

Giải pháp nhận diện

Theo đó, Nghị định 10/2020/NĐ-CP (thay thế Nghị định 86/2014) có hiệu lực từ 1/4/2020, quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô đang nhận được nhiều sự quan tâm chú ý. Điểm đáng chú ý, Nghị định cũng nhắm đến giải quyết những tranh cãi xung quanh công tác quản lý và nhận diện xe công nghệ suốt nhiều năm qua. Qua 12 lần đưa ra dự thảo thì cuối cùng Nghị định cũng đã dung hòa được mâu thuẫn giữa 2 loại hình vận tải cũ và mới.

hop thuc hoa taxi cong nghe bang cach quan ly moi
Xe công nghệ đi vào cuộc sống, người tiêu dùng hưởng lợi. Ảnh: Giang Nam

Cụ thể, việc thí điểm kinh doanh taxi công nghệ (Grab, Vato, Emdi, FastGo, Be...) theo Quyết định 24 năm 2016 của Bộ Giao thông Vận tải sẽ dừng từ ngày 1/4/2020. Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Sở Giao thông Vận tải các địa phương, gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị thí điểm kinh doanh “taxi công nghệ” dừng hoạt động. Các đơn vị cung cấp phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải đang thí điểm, các đơn vị đang liên kết phương tiện chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

Đầu năm 2016, bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định (số 24/QĐ-BGTVT) cho phép công ty TNHH GrabTaxi và các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng được cấp tại các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm tại các địa phương nêu trên. Thời gian thí điểm cho thấy, nhiều ưu điểm mà loại hình taxi này đã mang lại, đặc biệt là sự tiện lợi, nhanh chóng, minh bạch trong chi phí... đối với người sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nó cũng có nhiều bất cập mà Grab gây ra, nhất là mâu thuẫn với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh taxi truyền thống. Biểu hiện rõ nhất là, hàng nghìn tài xế taxi truyền thống đã “biểu tình”, các đơn vị kiện cáo đến toà...

Qua tìm hiểu, trong Nghị định lần này về cơ bản đã cho phép taxi truyền thống và taxi công nghệ được lựa chọn 1 trong 2 phương án, đó là gắn hộp đèn với chữ taxi theo kiểu truyền thống, hoặc dán logo phản quang, thay vì quy định “cứng” bắt buộc gắn hộp đèn trên nóc xe đã gây nhiều tranh cãi trước đây, khi xe công nghệ đa phần là xe cá nhân và kinh doanh trong thời gian rảnh rỗi.

Riêng với trường hợp không gắn hộp đèn trên nóc xe, taxi và xe hợp đồng điện tử Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu phải dán 2 logo phản quang "Xe Taxi và Xe hợp đồng" ở kính trước và sau. Cũng theo lý giải của Bộ Giao thông Vận tải, việc dừng thí điểm ứng dụng công nghệ trên xe hợp đồng chở khách dưới 9 chỗ ngồi không có nghĩa là sẽ dừng hoạt động của loại hình này. Người dân vẫn có thể tiếp tục sử dụng ứng dụng để đặt phương tiện. Bên cạnh đó, một điểm mới của Nghị định 10/2020/NĐ-CP là các lái xe đang hoạt động vận tải dưới 9 chỗ có thể tự do lựa chọn việc gắn hộp đèn hay tem taxi trên kính trước và kính sau.

Quanh vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, về cơ bản việc dừng thí điểm taxi công nghệ là phù hợp trong bối cảnh hiện tại. Hơn hết, khi áp dụng theo Nghị định mới về cơ bản khâu nhận diện loại hình vận tải sẽ rõ ràng hơn. Đồng quan điểm này, ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, giải quyết của Chính phủ hiện nay là thỏa đáng vì nó phù hợp với nguyện vọng của anh em taxi truyền thống và taxi công nghệ.

Người dân có bị ảnh hưởng?

Tiện lợi trong kết nối với các lái xe, thuận tiện trong lựa chọn lộ trình di chuyển là hai trong những tiện ích của loại hình taxi công nghệ mang đến cho người dân tại nhiều đô thị trên cả nước. Minh chứng dễ thấy, chỉ trong hơn 3 năm khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý thí điểm tại 5 tỉnh thành phố, loại hình này đã thay đổi chính cách thức gọi xe taxi của người dân. Nó cũng gián tiếp thay đổi hoàn toàn thị trường vận tải hành khách ở Việt Nam.

Với taxi công nghệ, người tiêu dùng được tiếp cận với một sản phẩm hoàn toàn mới, với không chỉ giá cước rẻ hơn mà còn chất lượng dịch vụ tốt hơn. Người tiêu dùng dần “bỏ rơi” taxi truyền thống, thậm chí ngay cả lái xe taxi truyền thống, không ít người cũng gia nhập đội ngũ taxi công nghệ. Khách hàng sụt giảm, thái độ phục vụ và giá cước vận chuyển của các hãng taxi truyền thống vì thế cũng được điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, trong quá trình thí điểm loại hình này đã gây nhiều tranh cãi gay gắt giữa các hãng taxi truyền thống và taxi công nghệ, thậm chí còn xảy ra vụ kiện tụng đình đám giữa Vinasun và Grab. Được biết, xe công nghệ sẽ chính thức hoạt động theo hành lang pháp lý mới là Nghị định 10/200/NĐ-CP sẽ tạo nên một cục diện mới trong quản lý thị trường taxi, tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng công nghệ với hoạt động vận tải. Đặc biệt, tránh được tình trạng thất thu thuế cho nhà nước cũng như đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Quanh câu chuyện dừng thí điểm taxi công nghệ, điều này cũng đặt ra vấn đề, xe công nghệ sẽ phải cạnh tranh với các phương thức vận tải truyền thống khác như taxi tại các địa phương mà nó hoạt động. Song thiết nghĩ, còn quá sớm để đưa ra nhận định về việc xe công nghệ được mở rộng hoạt động sẽ mang lại lợi ích cho cả nền kinh tế, nhưng rõ ràng nó mang lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng, người dân tham gia giao thông.

Nói cách khác, minh bạch từng loại hình doanh nghiệp vận tải và doanh nghiệp cung cấp công nghệ là cần thiết để phục vụ công tác quản lý, và làm lành mạnh hóa thị trường, phát huy được thế mạnh của mỗi bên trong chuỗi cung ứng dịch vụ vận tải. Hơn hết, người tiêu dùng trên cả nước, chứ không còn gói gọn tại 5 tỉnh, thành thí điểm nữa sẽ được tiếp cận và sử dụng một phương thức đi lại khác với các phương thức truyền thống bấy lâu.

Theo quyết định của Bộ Giao thông Vận tải thì sẽ dừng thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng hay quen gọi là taxi công nghệ (Quyết định 24/2016/QĐ-BGTVT) kể từ ngày 1/4/2020 để thực hiện theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Theo đó, các địa phương đang thí điểm gồm: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa. Trường hợp xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu xe hợp đồng trước ngày 1/4/2020 nếu tiếp tục kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng thì phải thực hiện cấp lại phù hiệu và dán phù hiệu cố định trên xe ô tô, thời gian thực hiện xong trước ngày 1/7/2021 theo quy định (tại điểm b, khoản 6, Điều 36 Nghị định 10/2020/NĐ-CP).

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Nhiều hạn chế trong hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại TP.HCM và một số địa phương

Nhiều hạn chế trong hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại TP.HCM và một số địa phương

(LĐTĐ) Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có Kết luận thanh tra số 220 về việc chấp hành các quy định của pháp luật chuyên ngành trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với phương tiện thủy nội địa trực thuộc một số Sở GTVT, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cần Thơ...
Người vi phạm có được kiểm tra kế hoạch, chuyên đề của Cảnh sát giao thông?

Người vi phạm có được kiểm tra kế hoạch, chuyên đề của Cảnh sát giao thông?

(LĐTĐ) Nhiều lái xe vi phạm luật giao thông, khi bị dừng xe kiểm tra hành chính đã yêu cầu lực lượng chức năng "cho xem" kế hoạch, chuyên đề thì mới hợp tác. Tuy nhiên, Cảnh sát giao thông không có nghĩa vụ công khai kế hoạch, chuyên đề trực tiếp cho người dân. Do đó, tài xế khi bị dừng xe kiểm tra hành chính, không có quyền yêu cầu Cảnh sát giao thông cho xem chuyên đề.
Tiếp xúc gần 200 cử tri liên quan đến giải phóng mặt bằng Tỉnh lộ 413, 414

Tiếp xúc gần 200 cử tri liên quan đến giải phóng mặt bằng Tỉnh lộ 413, 414

(LĐTĐ) Ngày 26/3, tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung (đóng trên địa bàn phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây), Thường trực Hội đồng nhân dân ( HĐND) phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về công tác giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 413, 414.
Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung”

Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung”

(LĐTĐ) Ngày 26/3, tại Ga Huế, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức khai trương đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.
Xử lý nghiêm xe ba bánh tự chế

Xử lý nghiêm xe ba bánh tự chế

(LĐTĐ) Trước những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông cũng như ảnh hưởng mỹ quan đô thị, thời gian gần đây, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã tập trung xử lý xe ba bánh tự chế, xe chở hàng cồng kềnh.
Dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục: Gỡ vướng để sớm về đích

Dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục: Gỡ vướng để sớm về đích

(LĐTĐ) Là dự án giao thông trọng điểm của thành phố Hà Nội, tuy nhiên sau 6 năm triển khai, lũy kế giải ngân các gói thầu thi công dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục đến hết năm 2023 mới đạt 1.634/7.211 tỉ đồng. Để gỡ khó cho dự án, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định điều chỉnh dự án đầu tư với nhiều điểm mới. Tuy nhiên, để được tiến độ như dự kiến vẫn cần hơn nữa sự vào cuộc nhịp nhàng của các đơn vị liên quan.
Vành đai 1 Hà Nội chốt thời hạn thông xe

Vành đai 1 Hà Nội chốt thời hạn thông xe

(LĐTĐ) Tuyến đường Vành đai 1 đoạn từ Hoàng Cầu - Voi Phục dài hơn 2km chốt thời hạn thông xe, phấn đấu sẽ thông xe trong quý I/2025.
Tổng hội anh em xe tải Bắc - Trung - Nam kỷ niệm 2 năm thành lập

Tổng hội anh em xe tải Bắc - Trung - Nam kỷ niệm 2 năm thành lập

(LĐTĐ) Ngày 24/3, tại Hà Nam, Tổng hội anh em xe tải Bắc - Trung - Nam, kỷ niệm 2 năm thành lập và ra mắt với Hội Lái xe các tỉnh. Dự chương trình có hàng trăm thành viên của Tổng hội đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội nói gì về phản ánh “cò mồi” đổi bằng lái xe siêu tốc?

Sở Giao thông vận tải Hà Nội nói gì về phản ánh “cò mồi” đổi bằng lái xe siêu tốc?

(LĐTĐ) Liên quan đến phản ánh trên một số phương tiện thông tin đại chúng về việc có người tự xưng là cán bộ Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội làm dịch vụ đổi bằng lái xe siêu tốc thu bạc triệu..., Sở GTVT Hà Nội cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh, Sở đã phối hợp kiểm tra, xác minh thông tin, đồng thời đã có báo cáo gửi UBND Thành phố.
Ông Đỗ Văn Bằng làm tân Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội

Ông Đỗ Văn Bằng làm tân Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 21/3, Hiệp hội Vận tải Hà Nội (HTA) tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành và bầu ra tân Chủ tịch mới là ông Đỗ Văn Bằng.
Xem thêm
Phiên bản di động