Hợp lý, nhưng chưa hợp tình
Phạt nặng đối với hành vi phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động | |
Thêm cơ hội cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc trở về |
Tuyển hay dừng: Phụ thuộc vào lao động
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp vừa ký văn bản gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tạm dừng tuyển chọn LĐVN đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS năm 2016 với 44 quận, huyện có số người cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên. Đi kèm với quyết định này, Bộ LĐTBXH cũng đưa vào diện xem xét 90 quận, huyện, có tỉ lệ LĐ hết hạn hợp đồng không về nước trên 35% thuộc 10 tỉnh, thành phố gồm: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Quảng Bình và Hưng Yên.
Lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc. |
Tuy nhiên, Bộ LĐTBXH cho biết, chính sách dừng tuyển trên sẽ không áp dụng cho LĐ ngành ngư nghiệp đối với những huyện ven biển của các tỉnh bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường vừa qua như: Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh; huyện Bố Trạch, Quảng Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình.
Ông Phạm Viết Hương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Từ năm 2004 đến nay đã có hơn 75.000 LĐVN sang làm việc tại Hàn Quốc với việc làm và thu nhập ổn định, trung bình từ 1.000 đến 1.500 USD/người/tháng. LĐVN được người sử dụng LĐ Hàn Quốc đánh giá cao về sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỉ lệ LĐVN bỏ hợp đồng, hết thời hạn làm việc không trở về nước và ở lại cư trú không hợp pháp tại Hàn Quốc khá cao đã ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác lao động giữa hai bên. Từ tháng 8.2012 đến nay, Việt Nam và Hàn Quốc chưa ký lại Bản ghi nhớ (MOU) bình thường về Chương trình EPS mà chỉ ký Bản ghi nhớ đặc biệt với thời hạn 1 năm, lần lượt vào ngày 31.12.2013 và ngày 10.4.2015. Theo đó, chỉ những LĐ đã kiểm tra tiếng Hàn trong năm 2012 và những LĐ đã làm việc tại Hàn Quốc thuộc diện tái nhập cảnh có thể tham gia chương trình. Điều này cũng đồng nghĩa hằng năm, hàng chục ngàn LĐVN mất cơ hội sang Hàn Quốc làm việc.
“Tình trạng LĐVN hết hạn hợp đồng lao động không về nước, bỏ trốn ra ngoài làm việc trái phép xuất phát từ ý thức kỷ luật kém. Hành vi này không chỉ làm xấu đi hình ảnh LĐVN mà còn khiến chương trình xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc theo chương trình EPS bị gián đoạn, làm mất cơ hội việc làm của khoảng 35.000 - 40.000 LĐVN đã thi tiếng Hàn, nhưng chưa được đi” - ông Hương nhấn mạnh.
Về điều này, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp khẳng định: Cuối năm nay, căn cứ thông báo của phía Hàn Quốc về số lượng và tỉ lệ LĐ cư trú bất hợp pháp tính đến hết năm 2016, Bộ LĐTBXH sẽ tiếp tục dừng tuyển chọn LĐ trong năm 2017 đối với những địa phương không giảm được tỉ lệ LĐ cư trú bất hợp pháp, đồng thời dỡ bỏ việc tạm dừng đối với những địa phương giảm được tỉ lệ và số lượng LĐ cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Không chỉ vì những con sâu làm rầu cả nồi canh
Được biết, Chính phủ đã từng ban hành các cơ chế, chính sách liên quan đến xuất khẩu lao động và quản lý lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài. Thậm chí, có cả quy định xử phạt hành chính đến 100 triệu đồng đối với LĐ vi phạm hợp đồng nhưng đến nay vẫn chưa có LĐVN bị xử phạt. Chế tài không nghiêm, các biện pháp đưa ra không quyết liệt nên không giảm được LĐVN cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Đi liền với việc thực hiện nghiêm việc xử phạt, anh Châu cho rằng cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích cho LĐ hoàn thành hợp đồng về nước đúng hạn như đẩy nhanh việc hoàn thành thủ tục, hồ sơ giới thiệu họ quay trở lại Hàn Quốc làm việc một cách nhanh nhất. |
Hà Tĩnh là 1 trong 10 tỉnh, thành phố có số LĐ cư trú bất hợp pháp chiếm tỉ lệ cao (gần 46%) và tính đến ngày 30.6.2016, toàn tỉnh có 885 LĐ đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Theo báo cáo của Sở LĐTBXH tỉnh Hà Tĩnh, từ năm 2013 đến cuối tháng 4.2016, Hà Tĩnh đã tuyên truyền, vận động được 1.014/1.846 LĐ về nước, đạt tỉ lệ 54,93%; đồng thời tạo điều kiện cho 894 LĐ của tỉnh sang Hàn Quốc làm việc, bao gồm cả LĐ đi mới và LĐ về nước đúng thời hạn hợp đồng. Nỗ lực là thế, nhưng đợt này, Hà Tĩnh vẫn có 5 huyện là Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh và Can Lộc rơi vào diện dừng tuyển LĐ. Đó là chưa kể tới 3 quận, huyện có tỉ lệ LĐ bỏ trốn cao cũng nằm trong diện cảnh báo là: Lộc Hà, TP.Hà Tĩnh và TX Hồng Lĩnh.
Anh Nguyễn Văn Hùng ở huyện Quế Võ (Bắc Ninh) đã đầu tư học tiếng Hàn mấy tháng nay, nhưng giờ mới biết mình trong diện không được tuyển chọn. Anh bức xúc: “Em thấy chính sách Bộ LĐTBXH mới ban hành thực sự bất công với những người đăng ký lần đầu như bọn em. Thời gian qua, em đã tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền của đầu tư học tiếng Hàn, hy vọng được xuất cảnh. Vậy mà bây giờ bị cấm thế này, lỡ hết cả các cơ hội”.
Là LĐ từng có 4 năm 10 tháng làm việc tại Hàn Quốc, về nước đúng hạn, anh Nguyễn Văn Châu (xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) cũng đang kỳ vọng hồ sơ của mình sớm được phía Hàn Quốc tuyển chọn để trở lại Hàn Quốc làm việc. Anh Châu khẳng định: “Ý thức kém của một bộ phận LĐVN ở Hàn Quốc đang làm ảnh hưởng đến nhu cầu chính đáng của hàng chục ngàn LĐVN trong nước. Việc này đáng lên án. Và việc Bộ LĐTBXH Việt Nam quyết định tạm dừng tuyển LĐVN tại 44 quận, huyện, tôi thấy rất đồng tình và hợp lý - với việc xem xét tổng thể chính sách ảnh hưởng đến quyền lợi chung của LĐVN và hình ảnh của Quốc gia. Tuy nhiên, ở khía cạnh nào đó, tôi thấy vẫn chưa hợp tình – với những gia đình LĐ không vi phạm và họ đang có nhu cầu chính đáng là đi làm việc tại Hàn Quốc”.
Được biết, Chính phủ đã từng ban hành các cơ chế, chính sách liên quan đến xuất khẩu lao động và quản lý lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài. Thậm chí, có cả quy định xử phạt hành chính đến 100 triệu đồng đối với LĐ vi phạm hợp đồng, nhưng đến nay vẫn chưa có LĐVN bị xử phạt. Chế tài không nghiêm, các biện pháp đưa ra không quyết liệt nên không giảm được LĐVN cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Đi liền với việc thực hiện nghiêm việc xử phạt, anh Châu cho rằng cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích cho LĐ hoàn thành hợp đồng về nước đúng hạn như đẩy nhanh việc hoàn thành thủ tục, hồ sơ giới thiệu họ quay trở lại Hàn Quốc làm việc một cách nhanh nhất.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 16:43
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 11:38
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32