Thêm cơ hội cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc trở về
Xuất khẩu lao động vượt ngưỡng 100.000 người | |
Cách nào để “cứu” thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc? |
Tự tin bước ra từ bàn phỏng vấn của Cty TNHH Chitwing Việt Nam sau khi đối thoại với nhà tuyển dụng nhân sự người Hàn Quốc bằng tiếng Hàn, anh Nguyễn Khắc Việt Hà (quê Nam Đàn - Nghệ An) cho biết, anh từng có 6 năm làm việc tại Hàn Quốc (trong đó có 1 lần gia hạn 3 năm sau khi hoàn thành hợp đồng về nước đúng hạn) với các công việc liên quan đến điện tử và cơ khí.
Sau khi về nước năm 2012, anh đã có thời gian hơn 1 năm làm công việc dạy tiếng Hàn tại TP HCM. Biết đến phiên giao dịch việc làm dành cho lao động từng đi làm việc tại Hàn Quốc trở về do Sàn giao dịch việc làm Hà Nội tổ chức, anh đến nộp hồ sơ với mong muốn có cơ hội công việc tốt hơn cũng như có thể học hỏi nâng cao trình độ của mình. “Mức lương mà cty tôi vừa trả lời phỏng vấn có thể từ 7-10 triệu đồng. Nhưng đó không phải là mục tiêu chính, tôi muốn có cơ hội thể hiện để vươn lên đảm nhận vị trí quản lý. Điều này, với những ai từng làm việc với các ông chủ Hàn Quốc đều biết là họ luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho người lao động”, anh Hà nói.
Anh Việt Hà trả lời phỏng vấn tuyển dụng của DN Hàn Quốc |
Cũng trong tâm thế tự tin, anh Nguyễn Văn Quân (Hoài Đức, HN) trò chuyện khá thoải mái với nhà tuyển dụng người Hàn Quốc của Cty TNHH MTV Shinsung Eng. Anh Quân cho biết, tôi mới hết hợp đồng lao động về nước tháng 4/2014, qua bạn bè từng đi làm việc tại Hàn Quốc trở về mách có phiên giao dịch việc làm dành cho những lao động như tôi nên tìm đến. Mặc dù, giao tiếp tiếng Hàn của tôi vẫn cần có sự hỗ trợ của phiên dịch nhưng qua phỏng vấn 2 cty chuyên về điện tử thì tôi đều được họ hẹn lịch sẽ phỏng vấn lại tại Cty. “Tôi nghĩ họ thấy kinh nghiệm làm việc và những vị trí công việc tôi đã từng đảm nhận khi làm việc tại Hàn Quốc tương đối phù hợp với yêu cầu định tuyển của họ. Bởi trong lúc phỏng vấn, ngoài sơ yếu lí lịch, tôi cũng đã trình họ chứng chỉ kỹ năng nghề dành cho nghề điện tử do Hàn Quốc cấp mà tôi đạt được trong quá trình làm việc bên đó cũng như những bức ảnh tôi làm việc tại các dây chuyền sản xuất. Đây cũng là cách tuyển dụng hơi khác Việt Nam của người Hàn Quốc”.
Chưa bỏ lệnh dừng tuyển lao động Việt Nam Việt Nam hợp tác cung ứng lao động với Hàn Quốc theo chương trình cấp phép lao động EPS từ tháng 8-2004, đến nay đã đưa sang thị trường này hơn 70.000 lao động. Do tỉ lệ lao động phá vỡ hợp đồng, hết hạn hợp đồng không về nước quá cao, chiếm trên 50%, nên từ cuối năm 2012, Hàn Quốc dừng tuyển lao động Việt Nam. Bản thỏa thuận hợp tác lao động theo chương trình EPS (hết hạn vào ngày 29/8/2012) đến nay vẫn chưa được ký gia hạn. Hiện, việc tuyển dụng chỉ áp dụng đối với lao động hoàn thành hợp đồng về nước theo một bản thỏa thuận đặc biệt dành riêng cho đối tượng này vừa được tái ký lần 2 hôm 10/4/2015. |
Dưới góc độ nhà tuyển dụng, ông Đỗ Đình Lâu, Phó giám đốc Cty TNHH Transon Việt Nam -100% vốn Hàn Quốc (thuộc tập đoàn Samsung) cho biết, tham gia phiên giao dịch lần này, chúng tôi có nhu cầu tuyển dụng 2 phiên dịch tiếng Hàn làm việc tại nhà máy sản xuất linh kiện điện tử. Ngoài yêu cầu về vốn tiếng Hàn thì những người từng làm vị trí công việc này sẽ được ưu tiên bởi sự hiểu biết và kiến thức thực tiễn vị trí công việc này sẽ giúp công việc phiên dịch tốt hơn. Mức lương mà chúng tôi dự kiến cho vị trí này tối thiểu là 500 USD, nếu làm tốt có thể lên đến 1.000-2.000 USD/ tháng. Năm ngoái, chúng tôi cũng đã từng tham dự một phiên giao dịch việc làm do Trung tâm GTVL Hà Nội tổ chức và đã tuyển được 2 nhân viên là lao động từng đi làm việc tại Hàn Quốc trở về. Đến nay cả 2 người làm việc rất tốt và đã được cất nhắc lên vị trí quản lý.
Ông Lâu cũng cho biết thêm, nhà máy chúng tôi luôn có nhu cầu tuyển dụng khoảng 1.000 lao động. Lao động từng đi làm việc tại Hàn Quốc trở về là một trong những đối tượng được chúng tôi quan tâm. Những lao động này có ưu điểm là có sự hiểu biết về văn hóa Hàn Quốc, tiếng Hàn nên có thể làm việc với người Hàn Quốc dễ dàng. Họ cũng đã học hỏi và quen tác phong làm việc công nghiệp của người Hàn cũng như có ý thức kỷ luật lao động chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, tuyển dụng những lao động này cũng có hạn chế là người lao động nếu xếp ở vị trí nhân viên như các lao động khác thì không hợp lý, còn nếu xếp vị trí quản lý thì họ lại chưa được đào tạo chính quy về trình độ nên tác nghiệp công việc chuyên nghiệp sẽ khó khăn ( Bởi trong số họ, ít người có trình độ cao đẳng, đại học mà đa phần là lao động phổ thông hoặc mới tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề). Bên cạnh đó, lao động từ Hàn Quốc trở về thường có sự so bì giữa lương làm việc tại Hàn Quốc với lương làm việc tại Việt Nam.
Trao đổi về mô hình tổ chức phiên giao dịch việc làm chuyên dành cho đối tượng lao động đi làm việc tại Hàn Quốc trở về, ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội cho biết, thời gian qua, số lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc phá vỡ hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nước có lao động phái cử sang thị trường này. Cụ thể, năm 2014, tỷ lệ lao động VN cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc vẫn chiếm hơn 30% tổng số lao động đi làm việc ở nước này. Chính vì thế, để hạn chế tình trạng này, bên cạnh tăng cường công tác tuyên truyền vận động, xử phạt, Sở LĐTBXH Hà Nội cũng đề ra nhiều giải pháp liên quan đến giải quyết việc làm, tái hòa nhập cho lao động xuất khẩu sau khi về nước, trong đó có việc chỉ đạo Trung tâm GTVL Hà Nội tổ chức phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho đối tượng này, nhằm hỗ trợ lao động đi làm việc tại Hàn Quốc về nước có cơ hội tìm việc làm ổn định cuộc sống. “Như thế, vừa góp phần giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, vừa tận dụng giới thiêu được nguồn lao động có tay nghề, có tính kỷ luật lao động chuyên nghiệp cho các DN trên địa bàn”, ông Nguyễn Quốc Khánh đánh giá.
K.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05