Hoa giữa đời thường
Nhọc nhằn nghề chở hoa, cây cảnh dịp cận Tết |
Những ngày cuối năm, mưa phùn, rét đậm nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được không khí ấm áp trong căn nhà cấp 4 giản dị của bà Trần Thị Lợi (ở phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm). Bà Lợi được mọi người biết đến vì đã hiến mảnh đất có giá trị gần 1 tỷ đồng để mở rộng đường, giúp mọi người đi lại thuận tiện hơn. Nghĩa cử cao đẹp ấy của bà đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen trong phong trào thi đua “Hiến đất làm đường” xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại.
Không khí Tết đã tràn ngập khắp mọi nơi, giờ này bà Lợi cũng đang tất bật chuẩn bị dọn dẹp cửa nhà rồi mua sắm đồ Tết. Bên bàn trà cổ, bà Lợi tâm sự: “Năm 2015, khi chính quyền phát động phong trào hiến đất làm đường và các công trình phúc lợi khác, mặc dù hoàn cảnh khó khăn nhưng tôi vẫn thuyết phục 3 người con trai hiến 43m2 đất để mở rộng đường đi quanh khu vực hồ Đình, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trong việc đi lại”.
Ông Nguyễn Tứ Hùng thảnh thơi bên sân nhà chiều cuối năm. |
Trước kia, con đường chạy quanh hồ Đình đoạn qua nhà bà Lợi chỉ rộng khoảng 1m. Mọi người phải tránh nhau mà đi, riêng xe đạp, xe máy ngược chiều chỉ qua được từng chiếc một. Đường sá chật hẹp, mặt đường lại gồ ghề nên nhiều cháu nhỏ, người già bị té ngã. Mỗi lần chứng kiến cảnh như vậy, bà Lợi lại trăn trở. Nhiều đêm không ngủ, hình ảnh con đường chật chội cứ vẩn vơ trong đầu bà, đã thôi thúc bà quyết tâm động viên các con hiến đất của gia đình để mở rộng đường.
Để mở rộng con đường rộng 2,5m thẳng tắp, gia đình bà Lợi đã phải phá đi hoa màu và cây ăn quả. Những cây bưởi, cây nhãn đang đến độ cho quả sai trĩu cành, vườn mía trồng để các con bà bán nước mùa hè cũng phải chặt đi. Tiếc nuối khi phải chặt phá những cây do bàn tay mình vun trồng nhưng vì sự phát triển của xóm làng, vì sự đi lại thuận tiện của bà con, bà Lợi quyết làm.
Đến ngày hôm nay, bà Lợi cảm thấy tự hào mỗi khi đến lễ hội đình làng Thượng Cát vào tháng 3 Âm lịch. Khi ấy, người dân trong làng sẽ đổ về quanh khu vực hồ Đình vui chơi và xem lễ hội bơi thuyền rồng truyền thống để tưởng nhớ tri ân công đức của Tướng quân Quách Lãng cùng hai nữ tướng họ Đinh vì có công đánh đuổi quân Nam Hán thời kỳ Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Con đường nơi bà hiến đất mở rộng trở nên đẹp và ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Hành động đẹp với suy nghĩ bình dị ấy của bà Lợi đã có sức lan tỏa không nhỏ đến người dân xung quanh, nhiều người tự nguyện hiến đất làm đường giao thông trong các khu dân cư đã góp phần giảm đáng kể chi phí trong xây dựng tuyến đường trên địa bàn đồng thời, thúc đẩy phong trào xây dựng đường giao thông trong các khu dân cư theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” ngày càng lan rộng.
Đến nay, hầu hết những con đường của tổ dân phố Thượng Cát 4, phường Thượng Cát đều khang trang, sạch đẹp, rộng rãi, góp phần giải quyết nhu cầu giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế.
Bà Trần Thị Lợi |
Rời nhà bà Lợi, chúng tôi đến với huyện Đan Phượng, một huyện ven đô của Hà Nội. Đến làng Hạnh Đàn (xã Tân Lập, huyện Đan Phượng) hỏi thăm ông Nguyễn Tứ Hùng, dân làng ai cũng biết. Đặc biệt, từ khi ông Hùng được TP Hà Nội vinh danh là một trong 10 Công dân ưu tú Thủ đô năm 2018 (ngày 10/10/2018) thì ông càng trở nên nổi tiếng.
Trong đời sống thường nhật, ông Hùng luôn giản dị như một lão nông chính hiệu. Nhiều năm qua, ông và gia đình đã chung tay góp sức xây dựng quê nhà ngày càng đẹp, khang trang. Con đường làng Hạnh Đàn ngày xưa gập ghềnh đi lại khó khăn; mùa mưa, người già, trẻ em phải xắn quần để lội vào nhà, giờ đây đã được trải bê tông phẳng lì, sạch sẽ, hai bên đường rợp bóng cây xanh. Ông Hùng vui vẻ chia sẻ: Mấy năm trước, hưởng ứng sự vận động của Ban quản lý Di tích làng Hạnh Đàn, ông Hùng cùng gia đình đã đóng góp gần 300 triệu đồng để tu tạo, xây dựng đình, chùa của làng. Tiếp theo đó, năm 2017 vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày Bác Hồ về thăm xã Tân Lập, ông Hùng đã đề xuất lãnh đạo xã cho cải tạo, xây dựng lại ao làng, nơi ngày xưa là chỗ dân làng đổ rác, ô nhiễm nghiêm trọng. Tổng số tiền đầu tư khoảng 2 tỷ đồng.
Theo nhiều người dân trong làng, trước đây, ao Sau Đình (còn gọi là ngòi Cầu Xây) rất ô nhiễm, nước bẩn quanh năm, cỏ mọc um tùm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của hàng trăm hộ dân sống quanh đó. Sau khi được ông Hùng và gia đình tu sửa lại, nơi đây trở thành một công viên thu nhỏ. Từ cái ao tù, chứa đầy rác thải, giờ đã thành một cái hồ nhỏ trong xanh, mát rượi. Quanh ao có tường bao đủ đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ còn người lớn vẫn có thể câu cá thư giãn. Người già thì nghỉ chân và trò chuyện ở những hàng ghế được đặt ngay ngắn bên các gốc cây xung quanh ao. Bình yên và thư thái!
Hưởng ứng nghĩa cử cao đẹp của ông Hùng, các hộ dân xung quanh cũng đã nhiệt tình tham gia đóng góp tiền, góp sức vào việc trồng cây xanh, vệ sinh môi trường rồi tặng ghế đá cho mọi người nghỉ chân, trò chuyện. Đối với người làng Hạnh Đàn, ông Hùng là “Mạnh Thường Quân”, nhưng ông Hùng lại từ chối không nhận danh hiệu này. Bởi lẽ với ông, là người con sinh ra từ làng, ông cùng gia đình có trách nhiệm phải chung tay, góp sức xây dựng quê hương, mọi người trong làng cùng vui vẻ thì đó cũng chính là hạnh phúc của ông và gia đình.
Chợ hoa trên phố Hàng Lược. Ảnh: Đức Hà |
Trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông Hùng nhiều lần nhắc lại câu nói: “Không có Đảng, không có Bác Hồ, tôi không được như ngày hôm nay”. Ông luôn tâm niệm làm việc gì cũng phải xuất phát từ tâm. Đó cũng là lời dạy của ông với con cháu mình.
Không chỉ bà Lợi, ông Hùng, ở nhiều quận, huyện mà chúng tôi tới luôn bắt gặp những người nông dân bình dị nhưng đã có những việc làm ý nghĩa, thiết thực, lặng thầm cống hiến cho cộng đồng, vì một Thủ đô xanh - sạch - đẹp - văn minh và hiện đại…
Chia tay những con người đầy lòng nhân ái, đi một vòng trên con đường bê tông khang trang, sạch sẽ từ chính những đóng góp của họ mới cảm nhận được những việc làm ý nghĩa, những hành động đẹp đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ra sao… Người dân làng Hạnh Đàn đã sẵn sàng đón một cái tết sum họp, đầm ấm trên quê hương đang ngày càng thay da đổi thịt.
Phong Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05