Hấp dẫn trải nghiệm tết Trung thu tại phố cổ Hà Nội
![]() | Tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp tết Trung thu 2018 |
![]() | Trung Thu 2018 vào thứ mấy, ngày mấy dương lịch? |
Nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong dịp Tết Trung thu 2018, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp các nghệ nhân, thợ thủ công giới thiệu đến du khách không gian Tết trung thu truyền thống năm 2018 tại Khu Phố cổ Hà Nội.
Bao gồm, giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống tại các điểm di tích do Ban quản lý Phố cổ Hà Nội quản lý, tuyến phố đi bộ Khu Phố cổ Hà Nội và không gian Bích họa phố Phùng Hưng.
![]() |
Theo đó thời gian tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 23/9/2018, địa điểm khai mạc: Đình Kim Ngân – 42, 44 Hàng Bạc, Phường Hàng Bạc, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chương trình giới thiệu, tổ chức Tết Trung thu truyền thống diễn ra tại các điểm di tích, bạn có thể cập nhật danh sách này để chọn nơi mình sẽ trải nghiệm nhé!
- Đình Kim Ngân, 42 - 44 Hàng Bạc, phường Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại đây, các nghệ nhân sẽ trình diễn và hướng dẫn cách làm đồ chơi dân gian: Các loại đèn ông sao, Ông Tiến sĩ, Ông Đánh Gậy, Diều giấy, Tàu thủy bằng sắt tây, nghệ thuật con giống bột(Tò he) của các nghệ nhân làng nghề Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội …; Giới thiệu nghệ thuật rối cạn Tế Tiêu, huyện Mỹ Đức;
![]() |
- Ngôi nhà Di sản, 87 Mã Mây, phường Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội: Giới thiệu không gian Tết Trung thu truyền thống của gia đình Hà Nội và triển lãm ảnh trung thu Hà Nội xưa.
- Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội, 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội: Giới thiệu 3 dòng tranh dân gian và trình diễn, hướng dẫn cách làm tranh Kim Hoàng, Đông Hồ..
- Đình Đồng Lạc, 38 Hàng Đào, phường Hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà Nội: Giới thiệu, trình diễn nghệ thuật làm mặt nạ giấy bồi.
Tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, sẽ giới thiệu Trò chơi dân gian và biểu diễn âm nhạc: Không gian vui chơi dành cho thiếu nhi với các trò chơi dân gian: Ô ăn quan, cà kheo, Chơi chuyền, Kéo co, Nhảy sạp, Cướp cờ, Đi dép đồng đội, Nhảy bao bố, Bịt mắt bắt dê, Mèo đuổi chuột….; Giới thiệu nghệ thuật biểu diễn rối cạn Tế Tiêu, âm nhạc thiếu thi…
Theo Trúc Dân/ vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Đề xuất cơ quan nhà nước được thuê nhà ở xã hội cho công chức ở
Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tôi yêu Hà Nội 14/04/2025 20:56

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền
Tôi yêu Hà Nội 07/03/2025 18:04

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện
Tôi yêu Hà Nội 28/02/2025 17:07

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 20/02/2025 20:10

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng
Tôi yêu Hà Nội 18/02/2025 21:41

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ
Tôi yêu Hà Nội 11/02/2025 09:53

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30