Hà Nội ứng dụng công nghệ tiên tiến tái chế chất thải rắn xây dựng
Dân vẫn khốn khổ vì chất thải rắn xây dựng | |
TP HCM: Cháy trung tâm xử lý chất thải rắn |
Mỗi ngày Hà Nội thải khoảng 1.750 tấn phế thải xây dựng. (Nguồn: Mạnh Khánh/TTXVN) |
Tuy nhiên, việc thu gom, vận chuyển, xử lý lượng chất thải rắn xây dựng chưa hiệu quả, thiếu những quy định cụ thể với các chế tài đủ mạnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực do chất thải này gây ra đối với môi trường.
Từ thực tế hoạt động thời gian qua cho thấy, việc vận chuyển rác thải xây dựng trên đường phố Hà Nội nhưng không được che chắn cẩn thận đã khiến đường phố bụi mù, ô nhiễm.
Điều đáng nói là lượng chất thải xây dựng này không biết đổ ở đâu, xử lý thế nào, trong khi các điểm trung chuyển chất thải rắn xây dựng thông thường luôn trong tình trạng quá tải nên tình trạng đổ trộm, đổ bừa diễn ra thường xuyên tại hầu hết các địa phương.
Về phía người dân xây dựng nhà ở, đây là nguồn phát thải chính đang rất khó kiểm soát.
Theo đánh giá của các chuyên gia, các quy định, chế tài xử phạt hiện nay còn chung chung, nhiều kẽ hở, dẫn đến tình trạng lộn xộn, chưa quy trách nhiệm cho ai trong vấn đề thải rác xây dựng. Thậm chí, nhiều trường hợp đổ trộm gần đây mặc dù đã bị các lực lượng chức năng phát hiện và xử lý, nhưng không thể kiểm soát hết được và cũng chỉ xử lý các đơn vị vận chuyển với những mức phạt chưa đủ sức răn đe mạnh mẽ.
Để xử lý nguồn chất thải rắn xây dựng, thành phố Hà Nội vẫn chủ yếu dùng biện pháp chôn lấp nên có nhiều bất cập như tốn diện tích, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm.
Mặc dù đã quy hoạch khoảng 10 khu chôn lấp chất thải rắn xây dựng nhưng các chuyên gia cho rằng, với nhịp độ phát triển của đô thị Thủ đô ngày càng mạnh như hiện nay thì chắc chắn các bãi này sẽ không còn chỗ chứa.
Cũng từ những tồn tại, bất cập trên, để xử lý hiệu quả nguồn chất thải rắn xây dựng, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất, kiến nghị của Sở Xây dựng về việc quản lý, ứng dụng công nghệ tiên tiến thực hiện tái chế, tái sử dụng chất thải rắn xây dựng; đồng thời yêu cầu sở, ngành liên quan, Ủy ban Nhân dân huyện, thị xã thực hiện.
Đối với 5 địa điểm đã tiến hành khảo sát và được đánh giá là phù hợp để thực hiện trung chuyển, đặt tạm thời máy móc, thiết bị xử lý phế thải xây dựng, Ủy ban Nhân dân thành phố tạm giao Ủy ban Nhân dân các quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm và các huyện Thanh Trì, Đông Anh phối hợp với các đơn vị được giao sử dụng đất kiểm tra, xác định diện tích đất và thời gian có thể sử dụng để làm khu trung chuyển, tái chế, xử lý tạm thời.
Bên cạnh đó, phối hợp với đơn vị cung cấp công nghệ tái chế, tái sử dụng phế thải xây dựng lên phương án báo cáo thành phố xem xét, quyết định trong tháng 6/2017.
Các ban quản lý dự án trên địa bàn thành phố, hội đồng giải phóng mặt bằng các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê khối lượng phế thải xây dựng có khả năng xử lý tái chế, gửi kết quả về Sở Xây dựng trước 20/6/2017 để tổng hợp, đánh giá, báo cáo thành phố.
Cũng theo chỉ đạo của thành phố, Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh lập đề xuất dự án khu xử lý phế thải vật liệu xây dựng tại xã Dục Tú theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến để tái chế, tái sử dụng phế thải xây dựng, hạn chế chôn lấp, lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức xã hội hóa đầu tư gắn với quản lý, khai thác.
Ủy ban Nhân dân thành phố sẽ xem xét sau khi có kết quả báo cáo của Sở Quy hoạch Kiến trúc. Sở Xây dựng đôn đốc việc thực hiện của các quận, huyện đối với các điểm trung chuyển tạm thời, xử lý phế thải xây dựng; chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải đánh giá, đề xuất áp dụng vật liệu tái chế (sau nghiền) trong các công trình xây dựng và giao thông, thời gian hoàn thành trong quý 3/2017, đồng thời, phối hợp với liên ngành và các đơn vị liên quan trình Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt đơn giá định mức xử lý chất thải rắn xây dựng bằng công nghệ nghiền.
Về dự án mở rộng tuyến phố Nguyễn Đình Chiểu, thành phố cho phép Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện vận chuyển toàn bộ khối lượng phế thải phá dỡ công trình xây dựng trong quá trình giải phóng mặt bằng đến địa điểm tiếp nhận
Xử lý và tái chế chất thải rắn xây dựng tạm thời tại phía Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai để thí điểm nghiền và tái sử dụng trên nguyên tắc không phát sinh kinh phí thực hiện./.
Theo Minh Nghĩa/Vietnam+
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07