Hà Nội: Triển khai gói hỗ trợ 700 tỷ đồng “kích cầu” nông nghiệp
Hộ nghèo khu vực nông thôn chỉ còn 0,69%
Sáng 7/5, Ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng Nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020” họp giao ban đánh giá kết quả 4 đầu năm 2020 và nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu chỉ đạo cuộc họp |
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp quý I/2020 giảm 1,17% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính do dịch tả lợn Châu Phi đã làm giảm 41,2% sản lượng thịt lợn hơi so với cùng kỳ.
Về xây dựng nông thôn mới, Hà Nội đã có 6 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai và Gia Lâm). Thị xã Sơn Tây cũng đã đủ điều kiện, đang hoàn thiện hồ sơ để được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019.
Đời sống nông dân Hà Nội cũng không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 đạt 51,5 triệu đồng/người/năm.Trong đó, một số huyện có thu nhập bình quân đầu người cao như Thạch Thất (63 triệu đồng/người/năm); Đông Anh (60 triệu đồng/người/năm); Hoài Đức (55 triệu đồng/người/năm)... Đáng chú ý, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm chỉ còn 0,69%.
Về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tính đến hết năm 2019, Thành phố đã tổ chức đánh giá, xếp hạng đối với 301 sản phẩm. Trong đó có 6 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia; 207 sản phẩm đạt 4 sao; 88 sản phẩm đạt 3 sao...
Thi đua lập thành tích chào mừng đại hội Đảng
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng, dù quý I/2020, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố gặp nhiều khó khăn song đáng mừng là các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp vẫn tăng.
Công tác xây dựng Nông thôn mới, dù còn khó khăn song thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm, ưu tiên kinh phí đầu tư cho xây dựng Nông thôn mới. Ước tính, tổng kinh phí huy động thực hiện chương trình Nông thôn mới từ đầu năm 2016 đến hết tháng 4/2020 là 56.096,5 tỷ đồng (tăng 11.379,5 tỷ đồng so với cuối năm 2019), nhờ đó đã đạt được hiệu quả tích cực.
Hà Nội đặt mục tiêu năm 2020 tăng trưởng ngành Nông nghiệp đạt 4,12% |
Thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại hạn chế, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu phải khẩn trương khắc phục ngay. Cụ thể là tiến độ điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới tại một số địa phương còn chậm; công tác vệ sinh môi trường nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức; thu nhập và đời sống của một bộ phận nông dân vùng xa trung tâm, vùng đồng bào dân tộc... còn khó khăn. Ở các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, tỷ lệ hộ nghèo còn cao... “Các huyện, thị xã phải coi xây dựng nông thôn mới là phong trào thi đua thiết thực nhất ở ngoại thành, lập thành tích chào mừng thành công đại hội Đảng bộ các cấp. Các huyện, thị xã đã tích cực với chương trình nông thôn mới cần tích cực hơn, phải quyết tâm cao và vào cuộc quyết liệt”, bà Hằng nhấn mạnh.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai ngay gói hỗ trợ 700 tỷ đồng “kích cầu” nông nghiệp; triển khai phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt của thành phố; tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển thị trường, tạo cơ hội mới cho kinh tế nông nghiệp. Các huyện, thị xã dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng sản phẩm nông nghiệp đặc trưng; có giải pháp căn cơ, bền vững, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... để bảo đảm tăng trưởng ngành Nông nghiệp đạt 4,12% năm 2020.
Bà Ngô Thị Thanh Hằng cũng đề nghị các địa phương tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về chương trình xây dựng nông thôn mới. Thành phố tập trung phấn đấu năm 2020 phải đạt 20 xã “về đích” nông thôn mới, để 100% số xã hoàn thành nông thôn mới trong năm 2021. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến công, tạo việc làm cho lao động nông thôn; hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật; vận động nhân dân sử dụng nước sạch... Đặc biệt, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2020, mục tiêu Hà Nội phải có 1.000 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37