Hà Nội: Quyết liệt ngăn chặn, khống chế dịch tả lợn châu Phi
Phúc Thọ: Nỗ lực phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi | |
Chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh động vật | |
2 ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh |
Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, dịch tả lợn châu Phi xảy ra ổ dịch đầu tiên ngày 24/2/2019, tại quận Long Biên. Đến nay, dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra tại 1.525 hộ/339 thôn, tổ dân phố/141 xã, phường thuộc 22 quận, huyện làm mắc bệnh, tiêu hủy 21.307 con với trọng lượng 1.324.989 kg.
Thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dịch tả lợn châu Phi tiếp tục phát sinh và có nhiều diễn biến phức tạp như: Do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, các hộ chưa thực hiện tốt an toàn sinh học trong chăm sóc, nuôi dưỡng, khó kiểm soát dịch bệnh; Nhiều địa phương chưa quản lý được hoạt động của những thương lái đi thu gom lợn, trong đó, có lợn ốm, chết và đặc biệt là các hộ giết mổ nhỏ lẻ chưa có hệ thống xử lý nước, chất thải khi thải ra môi trường.
Lực lượng chức năng phun thuốc tiêu độc khử trùng phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Phúc Thọ. (Ảnh Văn Thuận) |
Việc sử dụng thức ăn tận dụng còn phổ biến nhưng nhận thức về xử lý thức ăn tận dụng của người chăn nuôi chưa đầy đủ. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố một số xã, xảy ra tình trạng ứ đọng rác thải, rất khó khăn khi vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, gây ô nhiễm môi trường, là nguy cơ lây lan dịch bệnh. Kiểm soát vận chuyển, giết mổ lợn nhỏ lẻ trong khu dân cư gặp nhiều khó khăn…
Từ thực trạng trên, Sở NN&PTNT Hà Nội đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn và khống chế dịch tả lợn châu Phi.
Cụ thể: Tiếp tục tổ chức triển khai các nhiệm vụ đề ra trong Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/2/2019 của Thủ tướng và Công điện số 08/CT-UBND ngày 22/2/2019 của Chủ tịch UBND thành phố. Đặc biệt, các huyện có chăn nuôi nhiều nhưng chưa xảy ra dịch bệnh cần chú trọng kiểm soát hoạt động kinh doanh, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn trên địa bàn.
Duy trì nghiêm túc hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật liên ngành, triển khai Tổ kiểm dịch động vật liên ngành lưu động theo Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 12/4/2019 của UBND thành phố để tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn; Tuyên truyền để người chăn nuôi xuất bán lợn thương phẩm nhằm giảm đàn lợn cảm nhiễm, hạn chế nhập lợn từ các tỉnh để tăng sử dụng lợn tại chỗ. Tiếp tục phát động đợt tổng tẩy uế môi trường, diệt ruồi, muỗi từ 25/4 đến 25/5/2019.
Tăng cường quản lý giết mổ, kiểm tra tại các chợ về nguồn gốc để các hộ thực hiện tốt việc nhập lợn rõ nguồn gốc. Kiểm soát phương tiện ra vào trại, cần phải được phun sát trùng phương tiện vận chuyển lợn thật kỹ trước khi vào trại. Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm từ bên ngoài vào trong trại chăn nuôi; đặc biệt lưu ý thịt lợn và các sản phẩm từ lợn chưa qua xử lý nhiệt kỹ. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các hộ chăn nuôi, kịp thời phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả, không để lây lan diện rộng.
Tiếp tục tuyên truyền “5 không” và “4 tại chỗ” và tuyên truyền để các hộ dân chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh ngay từ hộ gia đình. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ chuyên ngành và bảo hộ lao động.
Kiểm tra các hố tiêu hủy gia súc, kịp thời xử lý các hố bị xụt, lún, đào bới phát sinh dịch bệnh. Kiểm soát an toàn sinh học đối với lực lượng tham gia tiêu hủy lợn, yêu cầu các lực lượng tham gia tiêu hủy lợn phải được trang bị đầy đủ bảo hộ khi ra khỏi ổ dịch phải được khử trùng tiêu độc kỹ…
Với những nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi của thành phố, các ngành và địa phương nơi xảy ra dịch bệnh, tính đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 3 ổ dịch ở các xã phường: Ngọc Thụy (quận Long Biên), Phú Thị (huyện Gia Lâm) Yên Sở (quận Hoàng Mai) đã qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh.
Các ổ dịch trên địa bàn thành phố được giám sát, phát hiện kịp thời, khoanh vùng và xử lý dứt điểm; số lợn mắc tại hộ có dịch được tiêu hủy kịp thời, đúng quy định và áp dụng đồng bộ, nghiêm túc các giải pháp phòng, chống bệnh dịch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59