Hà Nội cần tinh giản biên chế ở lĩnh vực chi tiêu ngân sách
Tiếp tục tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ | |
Tinh giản biên chế: Phải thật “tinh” trong “giản” | |
Tinh giản biên chế phải giải quyết quyền lợi chính đáng của NLĐ |
Tham dự buổi làm việc, về phía Thành ủy Hà Nội có các đồng chí: Hoàng Trung Hải- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy; Ngô Thị Thanh Hằng- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Đức Chung- Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố; Nguyễn Thị Bích Ngọc- Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố cùng các đồng chí trong Ban thường vụ Thành ủy.
Đoàn công tác của Bộ Chính trị làm việc với Thành ủy Hà Nội |
Hà Nội đã giảm 55 phòng, ban với 171 trưởng, phó phòng
Thay mặt Thành ủy, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng- Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ đã báo cáo với đoàn kiểm tra kết quả thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, Kết luận của Hội nghị Trung ương 7 khoá XI về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và thực hiện Chiến lược cán bộ đến năm 2020.
Qua thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, khối các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội TP đã có 12 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ này, gồm các ban Đảng Thành uỷ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị của TP. Qua rà soát, có 4 đơn vị cần bổ sung nhiệm vụ ngoài quy định của Trung ương. Sau sắp xếp, các đơn vị đã giảm 9 đầu mối phòng, ban (11,8%); giảm 9 đơn vị sự nghiệp (34,6%); giảm 9 cán bộ cấp trưởng, phòng, ban, giảm 20 cán bộ cấp phó phòng, ban. Số cán bộ dôi dư sau sắp xếp được bảo lưu phụ cấp chức vụ cho đến hết thời gian bổ nhiệm.
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng- Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị |
Thành phố cũng đã tiến hành hợp nhất Đảng bộ Khối Doanh nghiệp và Đảng bộ Khối Du lịch, từ 5 Đảng bộ khối giảm 1 đầu mối còn 4 Đảng bộ khối trực thuộc Thành uỷ. Hội đồng Nhân dân TP đã thực hiện tách Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP, cơ cấu tổ chức bộ máy các ban, văn phòng Hội đồng nhân dân bảo đảm tinh gọn, hiệu quả theo quy định của pháp luật.
Với khối các cơ quan trực thuộc Ủy ban Nhân dân TP, đã hoàn thành việc sắp xếp tại 22/22 sở và tương đương. Sau sắp xếp giảm 46 phòng, ban so với hiện tại (tương đương giảm 22,5%), giảm thêm 6 phòng so với Thông tư liên tịch, giảm 26 trưởng phòng, 116 phó trưởng phòng. Với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, sau rà soát, sắp xếp giảm từ 401 đơn vị xuống còn 280 đơn vị, giảm 121 đơn vị (tương đương 30,2%). Đến nay, qua rà soát, sắp xếp, toàn Thành phố đã giảm được 55 phòng, ban; giảm 130 đơn vị sự nghiệp; giảm 35 trưởng phòng, ban, 136 phó phòng, ban.
Về tinh giản biên chế, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, ở khối cơ quan Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, dự kiến đến năm 2017 giảm 69 biên chế so với hiện nay (giảm chi ngân sách khoảng 9,94 tỉ đồng/năm); đến năm 2020 giảm 413 người so với hiện nay (giảm chi ngân sách khoảng 59,5 tỉ đồng/năm).
Tại khối các cơ quan chính quyền, Hà Nội đã giảm 704 hợp đồng có chỉ tiêu đã tồn tại nhiều năm; Giải quyết tinh giản biên chế theo Nghị định 108/NĐ-CP cho 115 cán bộ, công chức, viên chức. Tổng kinh phí chi trả thực hiện chế độ tinh giản biên chế là 9,84 tỉ đồng. Năm 2016, Hà Nội giảm 1,5% biên chế công chức được giao (141 biên chế). Thành phố phấn đấu đến năm 2020-2021 giảm tối thiểu 10% so với biên chế được giao năm 2015...
Hà Nội cần tiên phong trong thực hiện Nghị quyết 39
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Minh Chính- Trưởng Ban Tổ chức Trung ương - đã đánh giá cao những kết quả Hà Nội đã nỗ lực đạt được trong thời gian qua.
Đồng chí Phạm Minh Chính- Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đánh giá cao những kết quả Hà Nội đã nỗ lực đạt được trong thời gian qua. |
“Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Trung ương về công tác cán bộ. Điều này được thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện bài bản, nghiêm túc, bước đầu có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu kế hoạch kiểm tra. Quá trình triển khai, Hà Nội đã có nhiều sáng tạo, linh hoạt, không những bám sát các quy định chung của Trung ương, Bộ Chính trị, mà còn dựa trên đặc thù địa phương để có cách làm phù hợp, hiệu quả”, đồng chí Phạm Minh Chính khẳng định.
Đồng chí Phạm Minh Chính cũng gợi ý thêm một số việc để Hà Nội làm rõ hơn tại buổi làm việc như những bất cập trong lĩnh vực đang nổi cộm hiện nay là giáo dục, y tế, nông nghiệp... Theo đồng chí, tinh giản biên chế muốn hiệu quả thì cũng phải chú ý tới tính trọng tâm, trọng điểm trong khâu thực hiện.
Một số thành viên khác trong đoàn kiểm tra cũng đề nghị Hà Nội làm rõ hơn về việc thực hiện tinh giản biên chế ở các sở, ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp (chỉ giảm được 4 người), trạm y tế xã, phường lại tăng biên chế (10 người/trạm, vậy hiệu quả hoạt động ra sao?); hoặc ngành văn hoá ở cấp huyện có 3 trung tâm: Trung tâm văn hoá, Trung tâm thể dục thể thao và Đài phát thanh, đơn vị nào cũng có cấp trưởng, phó, kế toán...
Tại buổi làm việc, Bí thư Quận ủy Cầu Giấy Lê Văn Luân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Tài chính Hà Minh Hải đã đề xuất, kiến nghị với đoàn công tác về một số vị trí làm việc liên quan đến ngành, lĩnh vực của mình.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu, khẳng định thời gian tới Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh tinh giản biên chế |
Thông tin thêm về các vấn đề đoàn công tác nêu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, quá trình thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, UBND TP đã thực hiện nghiêm túc, phối hợp đồng bộ với việc thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
"Thời gian tới, Hà Nội sẽ giảm biên chế hơn nữa. Ví dụ, công tác quản lý quảng cáo trước giao cho 5 bộ phận, nay dồn về 1 bộ phận thuộc Sở Văn hoá; việc quản lý chiếu sáng trước kia liên quan đến 3 đơn vị, nay thu gọn về 2 đơn vị là Sở Văn hoá và Sở Xây dựng. Lãnh đạo Thành phố sẽ tiếp tục trực tiếp đối thoại với cán bộ chủ chốt các sở, phòng, ban để tạo sự đồng thuận, thông suốt", Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung khẳng định.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng đề xuất với đoàn kiểm tra về việc đẩy mạnh cải cách cổ phần hoá doanh nghiệp theo hướng cổ phần hóa 100%. Với các đơn vị sự nghiệp công lập, nên chuyển sang hình thức dịch vụ cung ứng và mạnh dạn tư nhân hoá, chỉ còn giữ lại các sở, ngành đơn thuần liên quan đến quản lý nhà nước, hậu kiểm.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Phạm Minh Chính đề nghị, để tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17.4.2015 của Bộ Chính trị gắn với việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về công tác cán bộ, Hà Nội cần có sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo trong cấp ủy. Đặc biệt là Thường vụ Thành ủy phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, đồng thời phải minh bạch thông tin để tránh bị xuyên tạc.
Để việc tinh giản biên chế có hiệu quả, đồng chí Phạm Minh Chính cho rằng, Hà Nội nên tập trung tinh giản ở những lĩnh vực chi tiêu nhiều ngân sách như y tế, giáo dục, nông nghiệp; xem xét sắp xếp lại ở các đơn vị sự nghiệp, hội, đoàn thể; tách dịch vụ công ra khỏi quản lý nhà nước; sắp xếp lại các ban quản lý dự án, văn phòng của các ban đảng; tinh giản bộ máy biên chế cấp xã, quy định lại chức năng nhiệm vụ cấp xã theo hướng gọn, nhẹ; nghiên cứu sáp nhập các phòng, ban...
“Hà Nội cần tiên phong trong đổi mới, thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị một cách linh hoạt, hiệu quả. Ban Tổ chức trung ương sẽ xem xét ký chương trình phối hợp với Thành ủy Hà Nội để thường xuyên theo dõi, hỗ trợ, cùng thực hiện thành công, hiệu quả Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị”, đồng chí Phạm Minh Chính đề nghị.
Đồng chí Phạm Minh Chính đề nghị: “Hà Nội cần tiên phong trong đổi mới, thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị một cách linh hoạt, hiệu quả. |
Nghiêm túc tiếp thu ý kiến của đoàn kiểm tra, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải khẳng định: Hà Nội sẽ xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hơn để khắc phục những tồn tại, đồng thời đẩy mạnh thực hiện 10 nội dung đã nêu trong báo cáo. Trước hết, cấp ủy, lãnh đạo các cấp của Thành phố phải thống nhất, thông suốt quan điểm, đồng thời sẽ tập trung làm tốt công tác đối thoại, công khai, minh bạch, tuyên truyền để cán bộ công chức nhận thức rõ chương trình này là thực sự cần thiết, đóng góp cho sự nghiệp chung.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31