Hà Nội các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đều đạt và vượt kế hoạch
Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư | |
Triển khai toàn diện và đồng bộ các mặt công tác |
Đó là đánh giá thống nhất của các đại biểu tại Hội nghị lần thứ mười sáu Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội (khóa XVI) được tổ chức sáng 28/11.
Dự kiến tất cả 20 chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch
Theo báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 giai đoạn 2016 – 2018 và kế hoạch năm 2019, do Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu trình bày, năm 2018 - năm bản lề của Kế hoạch 5 năm 2016-2020, TP đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với tinh thần quyết liệt ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm. TP đã quán triệt cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm chủ đề năm 2018:“Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”, chính vì vậy kinh tế - xã hội năm 2018 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Toàn cảnh hội nghị (Ảnh Nguyễn Công) |
TP đề ra 20 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; dự kiến tất cả 20 chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch. Trong đó thu ngân sách trên địa bàn vượt dự toán; 08 chỉ tiêu kinh tế - xã hội vượt kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu tăng 21,6%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm 0,3%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63,18%; số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 90 trường; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch đạt 55,5%; số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm 30 xã; giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm trước; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội đạt 86,5%.
Với kết quả thực hiện 3 năm 2016-2018 và xu hướng hai năm tới, kết quả thực hiện 17 chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020 dự kiến đạt: 3 chỉ tiêu đạt sớm 2 năm so với kế hoạch; 12 chỉ tiêu tiếp tục thực hiện và dự kiến hoàn thành kế hoạch; 02 chỉ tiêu cần tập trung phấn đấu để thực hiện hoàn thành: Tỷ lệ đô thị hóa; tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng.
Kết quả đạt được của Hà Nội phù hợp với kết quả phát triển chung của cả nước (12/12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch). Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò động lực tăng trưởng trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng và là một đầu tàu kinh tế của cả nước.
Các cân đối lớn được đảm bảo, nguồn lực cho phát triển được củng cố
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu, các giải pháp về thu ngân sách Nhà nước được các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ, khẩn trương. Tổng thu ước đạt 238,8 nghìn tỷ đồng, bằng 100,2% dự toán (tăng 12,6% so với cùng kỳ). Điều hành chi ngân sách đúng quy định, tiết kiệm, đáp ứng nhiệm vụ chi thường xuyên cũng như đột xuất. Tiếp tục tái cơ cấu các khoản chi theo hướng tiếp kiệm chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển, tỷ trọng chi thường xuyên giảm còn 50,8% (năm 2016 còn 55,5%; Năm 2017 còn 53,5%). Tổng vốn đầu tư xã hội ước thực hiện 340,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6%. Thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt 6,5 tỷ USD, đứng đầu cả nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt 21,6% (kế hoạch là 7,5-8%) vượt khá xa so với tốc độ tăng của nhập khẩu (8,2%). Trung bình 3 năm 2016-2018, kim ngạch xuất khẩu tăng 10,76% cao hơn 5,5% của giai đoạn 2011-2015.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu báo cáo về kết quả KT- XH của Thủ đô tại hội nghị (Ảnh Nguyễn Công) |
Kinh tế tiếp tục phát triển, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng. GRDP tăng 8,56% (cách tính mới là 7,37%) và duy trì năm sau tăng cao hơn năm trước (2017 tăng 8,48%, 2016 tăng 8,20%); Bình quân 3 năm 2016-2018 GRDP tăng 8,41% (cách tính mới là 7,28%) - cao hơn mức 7,3% của giai đoạn 2011-2015. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. GRDP bình quân đầu người năm 2018 theo giá hiện hành đạt 4.080 USD/người, gấp 1,12 lần năm 2015...
Đặc biệt TP đã thu hút được một số dự án trung tâm thương mại quy mô lớn vào đầu tư trên địa bàn. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ ước tăng 9,5%. Du lịch tiếp tục được tập trung phát triển. Năm 2018, khách du lịch đến Hà Nội đạt 26,04 triệu lượt, tăng 9,3%; Trong đó: khách quốc tế 5,74 triệu lượt, tăng 16%, về đích trước 02 năm chỉ tiêu thu hút khách du lịch quốc tế (5,7 triệu lượt vào năm 2020).
Mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, nhất là ảnh hưởng đợt mưa lũ tháng 7/2018, diện tích bị ngập úng hơn 8.400 ha, TP đã chỉ đạo kịp thời, đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp duy trì tăng, đạt 3,36%. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và liên kết sản xuất tiếp tục được khuyến khích phát triển. Đến nay, có 126 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và 118 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp; hình thành và duy trì 76 xã chăn nuôi trọng điểm, 25 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung...
Cùng với đó môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) công bố tháng 4/2018 đứng vị trí 13/63 (tăng 01 bậc); Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) đứng vị trí 2/63 (tăng 01 bậc); Cải thiện môi trường đầu tư; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; đảm bảo điện cho sản xuất và sinh hoạt,… tiếp tục được quan tâm.
TP đã tổ chức thành công Hội nghị “Hà Nội 2018 - hợp tác đầu tư và phát triển”; ngay tại hội nghị, đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư cho 71 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 397 nghìn tỷ đồng (hơn 17 tỷ USD), trong đó có 11 dự án đầu tư nước ngoài số vốn 5,428 tỷ USD.
Đẩy mạnh thực hiện mô hình cơ quan đăng ký kinh doanh thân thiện và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Duy trì thực hiện 100% hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng; Triển khai diện rộng quy trình trả kết quả đăng ký doanh nghiệp tại nhà/trụ sở;...
Ước tính năm 2018, TP cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho 25.742 doanh nghiệp với số vốn 280,1 nghìn tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn lên 255.280 doanh nghiệp. TP cũng tích cực chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thoái vốn, sắp xếp, cổ phần hóa tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn.
Ngoài ra các nhiệm vụ về phát triển đô thị; Xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh; đời sống nhân dân khu vực nông thôn được nâng cao; văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được đảm bảo; chất lượng cuộc sống của nhân dân từng bước được nâng cao; Cải cách hành chính được đẩy mạnh; kỷ cương hành chính được củng cố; chất lượng thực thi pháp luật được nâng cao; Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, lãng phí được tăng cường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04