Góp phần để khu phố bình yên
Khu phố văn minh nhờ "thứ Bảy xanh" | |
Cụ bà 11 năm “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” |
Hơn 20 năm “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”
Với kinh nghiệm hơn 20 năm tham gia công tác xã hội cơ sở, ông Trần Hùng đã hòa giải thành công hàng nghìn vụ việc, trong đó có nhiều vụ vô cùng phức tạp mang lại niềm vui cho người dân trong khu dân cư, góp phần giữ vững an ninh trật tự, hình thành nếp sống văn minh tại địa bàn sinh sống.
Một buổi chiều tìm đến khu tập thể Khí tượng thủy văn thuộc Tổ dân cư số 10 phường Láng Thượng, ai ai cũng chỉ cho chúng tôi đến gặp ông Trần Hùng, người vô cùng “mát tay” với công việc hòa giải tại khu phố bấy lâu nay. Tiếp đón khách đến thăm khi đang nghiên cứu những trang Luật Đất đai, ông Hùng nở nụ cười hiền hậu và bắt đầu kể về hành trình suốt hơn 20 năm gắn bó với “nghề” chuyên giải quyết khúc mắc của người khác.
Theo lời kể, trước đây ông vốn là một cán bộ làm việc tại Trung tâm khí tượng Thủy văn, năm 1993, ông Hùng về hưu sau 33 năm cống hiến, gắn bó với ngành. Từ đó, được sự tín nhiệm của người dân khu phố, từ năm 1994 đến nay, ông Hùng tham gia giữ nhiều cương vị ở địa phương từ Phó Bí thư chi bộ, Bí thư chi bộ, Chủ tịch Hội Người cao tuổi rồi Chi hội trưởng hội Cựu chiến binh. Trong 25 năm gắn bó với công tác xã hội ở khu dân cư thì có tới 23 năm ông được nhân dân tín nhiệm, giao phó nhiệm vụ khó mà không phải ai cũng muốn làm: Tổ trưởng tổ hòa giải khu dân cư số 10.
Mặc dù tuổi đã cao nhưng ông Trần Hùng vẫn luôn nghiên cứu các tài liệu liên quan đến Luật để phục vụ công việc tại địa phương. |
Năm nay đã bước sang tuổi 87 nhưng giọng ông Hùng vẫn sang sảng và nhiệt huyết với công việc chung thì chưa bao giờ vơi bớt. Cách nói chuyện hồn hậu của ông khiến nhiều người dân tin tưởng, kính trọng. Trong ngôi nhà nhỏ ở số 104 Khu tập thể khí tượng Thủy Văn có nhiều cuốn sách luật, sách tham khảo, ông bảo đó chính là “công cụ” nghiên cứu giúp mình có thêm kiến thức phục vụ công tác hòa giải và nhiều công việc khác tại địa phương.
Được biết từ nhiều năm nay, phường Láng Thượng luôn được UBND quận Đống Đa đánh giá là đơn vị hàng đầu trong công tác hòa giải cơ sở, đồng thời đạt được tiêu chí mô hình hòa giải 5 tốt. Bà Trần Thị Tuyết - Phó Chủ tịch UBND phường Láng Thượng cho biết: “Vai trò của hòa giải cơ sở được Đảng và nhà nước đánh giá cao, nhờ công tác hòa giải các vụ việc tranh chấp, mẫu thuẫn tại cơ sở được giải quyết, tình làng nghĩa xóm tăng lên và tránh tình trạng đơn thư, khiếu nại vượt cấp. Do đó phường luôn chú trọng đến công tác kiện toàn hòa đội ngũ hòa giải viên và công tác hòa giải, luôn duy trì tổ hòa giải 5 tốt, phát động đến các khu dân cư thành một nếp sống văn minh.
Để có được những ghi nhận, khen thưởng như vậy cũng là một phần công rất lớn của những gương hòa giải điển hình nhiệt tình, uy tín và có kiến thức sâu rộng như bác Trần Hùng. Vì nắm rõ đặc điểm của khu phố nên bất kỳ mâu thuẫn giữa các gia đình trong tổ hay mâu thuẫn trong nội bộ từng gia đình, bác đều “vào cuộc” một cách nhiệt tình, trách nhiệm, thấu tình đạt lý. Nhờ đó, người dân vừa giữ được tình làng nghĩa xóm vừa giữ cách ứng xử với nhau hiền hòa, lịch sự”.
Con thoi dệt những yên bình
Khu dân cư số 10 phường Láng Thượng có hơn 400 hộ dân với gần 2.000 nhân khẩu. Phần lớn dân cư ở đây là cán bộ, nhân viên, từng làm việc với nhau, mặc dù vậy vẫn phát sinh mâu thuẫn trong cuộc sống. Chỉ đến khi có dịp tiếp xúc với những người làm công tác hòa giải viên ở cơ sở mới thấu hết những vất vả của công việc được xem là “vác tù và hàng tổng” này. Không nề hà giờ giấc, sự vụ nào, hễ cứ có người dân trong tổ, khối cậy nhờ là họ lại có mặt tại những “điểm nóng” để xử lý vụ việc.
Ở tuổi 87 tuổi, đôi chân đi lại đã không còn nhanh nhẹn, mái tóc đã bạc trắng, mắt và tai đã kém đi nhiều, nhưng vụ việc nào của khu dân cư ông Hùng cũng có mặt. Từ việc hàng xóm cãi nhau vì không ai chịu dọn rác ở ngõ đi chung, rồi ở khu tập thể nhà trên chảy nước xuống nhà dưới, hay tranh chấp chỗ phơi đồ cũng gây cãi cọ, mất trật tự, an ninh lúc nửa đêm, gà gáy… Ông đã hòa giải thành công nhiều vụ việc, trở thành cầu nối xây dựng tình đoàn kết, nét văn hóa tốt đẹp ở khu dân cư. |
Hoà giải ở cơ sở thì muôn hình vạn trạng, chẳng vụ nào giống vụ nào, những chuyện lặt vặt tưởng đơn giản như nuôi con chó, con mèo, vợ chồng cãi nhau rồi đến nghiêm trọng hơn như tranh chấp đất đai, thừa kế,… nếu không được hoà giải kịp thời, lâu ngày sẽ trở thành mâu thuẫn lớn, mấ ttình đoàn kết khu dân cư. Cái “nghề” ấy còn đòi hỏi những hòa giải viên vừa phải nắm vững chính sách pháp luật, lại phải tế nhị hài hòa, phân tích có lý, hợp tình mới khiến các bên tranh chấp xoa dịu được không khí căng thẳng.
Ở tuổi 87 tuổi, đôi chân đi lại đã không còn nhanh nhẹn, mái tóc đã bạc trắng, mắt và tai đã kém đi nhiều, nhưng vụ việc nào của khu dân cư ông Hùng cũng có mặt. Từ việc hàng xóm cãi nhau vì không ai chịu dọn rác ở ngõ đi chung, rồi ở khu tập thể nhà trên chảy nước xuống nhà dưới, hay tranh chấp chỗ phơi đồ cũng gây cãi cọ, mất trật tự, an ninh lúc nửa đêm, gà gáy… Ông đã hòa giải thành công nhiều vụ việc, trở thành cầu nối xây dựng tình đoàn kết, nét văn hóa tốt đẹp ở khu dân cư.
“Trước khi hòa giải, bản thân tôi cùng các thành viên trong tổ phải tìm hiểu kỹ sự việc, nghe hai bên trình bày, sau đó thống nhất, ghi lại và họp bàn về cách hòa giải. Phải phân biệt vụ việc nào hòa giải và vụ việc nào không hòa giải được. Không chỉ có vậy, trước khi đi hòa giải, chúng tôi phải trang bị kiến thức, am hiểu các luật như: Hôn nhân và gia đình, Đất đai, Thừa kế... để tư vấn một cách chính xác. Đến nay giải quyết thành công bao nhiêu vụ việc tôi cũng không còn nữa, mọi người hòa thuận, khu phố bình yên là tôi cảm thấy vui rồi”, ông Trần Hùng chia sẻ.
Trường hợp hòa giải ông Hùng nhớ nhất là vụ việc đôi vợ chồng trẻ xin ly hôn. Lúc đó, ông và một cán bộ trong khu dân cư có uy tín đến nhà tìm hiểu thì được biết lý do dẫn đến ly hôn là bởi người chồng quá gia trưởng, hay chửi mắng vợ. “Tôi đã mời hai vợ chồng ngồi lại với nhau, phân tích về những việc mình đã làm, xem xét vụ việc xảy ra có đáng để dẫn tới ly hôn hay không, phải cùng nhau tìm phương án giải quyết. Tôi hỏi hai vợ chồng rằng họ đã bao giờ ngồi lại nói chuyện thẳng thắn với nhau, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đối phương hay chưa. Cuối cùng, sau ba ngày, hai vợ chồng vui vẻ ra phường rút đơn ly hôn, tiếp tục sống hạnh phúc, đến nay đã có con cháu đề huề cả”, ông Hùng vui vẻ kể lại.
Sau mỗi vụ việc hòa giải dù thành công hay không, ông đều ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận trong cuốn sổ tay. Với ông, việc ghi chép như một thói quen hằng ngày, nhưng điều quan trọng hơn cả là nhìn vào đó, để thấy những vụ việc, mâu thuẫn đang giảm đi hay tăng lên, từ đó rút ra kinh nghiệm. Tuy nhiên vào năm ngoái, cuốn sách đã bị hư hại do nước mưa tràn vào nhà, điều đó cũng khiến ông buồn suốt nhiều ngày, vì theo lời ông nói đó chính là “kho báu” mà ông ghi chép lại trong suốt nhiều năm.
Ông Hùng thổ lộ, do tuổi cao nên việc làm Tổ trưởng tổ hòa giải đã có phần quá sức. Song, lãnh đạo phường cũng như nhân dân vẫn muốn ông tham gia đó chính là nguồn động viên lớn, là sự quý mến của bà con và nhiều tổ ấm được bình yên, khu phố đoàn kết, thân tình, văn hóa. Cần mẫn với công việc lặng lẽ, đầy cao quý của mình, ông đã góp phần vun đắp cho tình làng, nghĩa xóm thêm thân thiết, hóa giải mâu thuẫn, giữ vững an ninh trật tự tại địa phương, từ đó chung tay góp phần xây dựng Hà Nội văn minh, vững chắc ngay từ cơ sở.
Minh Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23