Đủ chiêu ‘móc túi’ người mua ô tô dịp Tết
Nhiều mẫu ô tô giảm sâu, tới 200 triệu đồng/xe | |
Những sai lầm phổ biến khi mua chiếc ôtô đầu tiên cho gia đình | |
Các mẫu ô tô giảm giá "hấp dẫn" đến hết tháng 8 |
Sức nóng thị trường ô tô đang gia tăng khi nhu cầu mua xe dịp Tết cuối năm tăng cao và cũng là thời điểm nhiều đại lý dùng nhiều chiêu để gây áp lực “móc túi” thêm người mua như chậm hoặc không giao xe, tạo khan hiếm hàng để dụ khách trả thêm tiền…
Khách hàng luôn chịu thiệt
Câu chuyện khách hàng đặt cọc nhưng các đại lý thất hứa không giao xe hoặc giao trễ, phải trả thêm tiền xảy ra thường xuyên trên thị trường ô tô Việt Nam. Các đại lý ô tô luôn nắm “đằng chuôi”, còn người mua xe luôn bị đẩy vào thế bị động “nắm dao đằng lưỡi” chịu thiệt về mình.
Anh Trần Quốc (quận 10, TP.HCM) bức xúc khi một đại lý ô tô không giao mẫu xe Honda CRV theo hợp đồng thỏa thuận. Dù được trả lại tiền đặt cọc nhưng anh Quốc cho rằng đại lý đã lừa dối, không tôn trọng khách hàng.
“Tôi đã lựa chọn được xe CR-V ưng ý và đã hoàn thành các thủ tục đặt cọc, ký hợp đồng để lấy xe nhưng sau đó ít ngày đại lý lại gọi điện thoại thông báo là hết xe và gợi ý cho tôi lấy phiên bản khác đắt tiền hơn. Tôi đã không đồng ý với phương án này và đã rút lại tiền đặt cọc, hủy hợp đồng” - anh Quốc chia sẻ.
Mới đây, khi đặt cọc 100 triệu đồng mua mẫu xe nhập khẩu Toyota Fortuner, anh Thành Trung (quận 12, TP.HCM) cho hay vài tuần sau, đại lý lại báo xe anh đặt khó kiếm, nói anh phải trả thêm 100 triệu đồng nữa mới có thể có xe.
Người mua xe nên mặc cả về giá, quyền lợi với đại lý để tránh thiệt thòi. Ảnh: QUANG HUY |
Anh Trung cho biết vài người bạn của anh đã chấp nhận bị móc túi thêm để có được mẫu xe này. Riêng anh Trung không đồng ý và được đại lý thông báo trả lại tiền cọc. “Tôi đã yêu cầu đại lý bồi thường khoản tiền gấp đôi tiền cọc theo quy định nhưng phía đại lý lại biện minh đây là trường hợp bất khả kháng. Rất bức xúc vì mất thời gian, mất quyền lợi khách hàng nên tôi lấy tiền cọc và cạch mặt đại lý này” - anh Trung bức xúc.
Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ đại lý Hiền Toyota (quận 1, TP.HCM), chỉ ra đây là chiêu bán hàng mất uy tín của một số đại lý kinh doanh ô tô. Các đại lý nắm thóp khách hàng thích các mẫu xe này nên dùng nhiều chiêu câu giờ, hết hàng hay khan hàng để móc túi thêm người mua xe.
Theo bà Hiền, tình trạng này thường xảy ra đối với các mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc vì hàng ít, số lượng đơn vị nhập khẩu chính hãng cũng ít nên các đại lý cố tình neo xe để khách hàng nóng ruột phải trả thêm tiền, chọn mẫu đắt tiền hơn để có xe.
“Thường các điều khoản chậm giao xe, không giao xe các đại lý đều gài sẵn trong hợp đồng đặt cọc mua bán xe với khách hàng. Thậm chí đã đặt cọc nhưng giá xe lại ghi tăng theo giá thị trường, theo thuế nên khách hàng đều chịu thiệt” - bà Hiền chia sẻ.
Người mua xe cần đọc kỹ hợp đồng
Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) - Bộ Công Thương vừa thông tin đến NTD một số lưu ý khi mua ô tô trong những ngày cận Tết nguyên đán 2018. Cơ quan này cho biết tâm lý mua ô tô phục vụ Tết và thuế ô tô nhập khẩu trong khu vực ASEAN được giảm từ 30% xuống 0% từ ngày 1-1 đang là những nguyên nhân chính khiến thị trường ô tô những ngày cận Tết nguyên đán 2018 trở nên sôi động.
Do đó, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NTD, Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi NTD khuyến cáo một số nội dung cần lưu ý về đặt cọc mua xe, các trường hợp thay đổi giá xe tại thời điểm giao dịch.
Cụ thể, về đặt cọc khi mua ô tô, thông thường khi xe chưa có sẵn tại đại lý, đại lý bán xe sẽ yêu cầu NTD đặt cọc một khoản tiền để xác nhận việc mua xe. Khi không có xe để giao theo hợp đồng đã ký, đại lý giải quyết bằng cách đơn giản là trả lại số tiền đặt cọc cho NTD.
Theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Dễ bị lật kèo Ông Nguyễn Minh Đồng, chuyên gia ô tô, cho hay ở các nước trên thế giới, NTD rất chú ý đến hợp đồng mua bán, họ đọc kỹ và đưa ra các yêu cầu với đại lý bán xe. Còn Việt Nam thì NTD lại ít quan tâm, hầu như không đọc hợp đồng nên dễ bị đại lý lật kèo. |
Trong quá trình đặt cọc và ký hợp đồng đặt cọc, NTD nên đọc kỹ các quy định trong biên bản thỏa thuận đặt cọc giữa hai bên. Trong trường hợp không có thỏa thuận nào khác, khi đại lý đã nhận tiền đặt cọc mà không có xe để bán cho NTD thì đại lý phải trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương với số tiền mà NTD đã đặt cọc… Theo quy định của pháp luật, đại lý xe đã nhận tiền đặt cọc mà không có xe để bán cho NTD thì phải bồi thường gấp đôi số tiền đã đặt cọc.
“Ví dụ, người mua xe đặt cọc 100 triệu đồng để mua ô tô mà đại lý không thực hiện đúng giao dịch, đại lý phải trả NTD khoản tiền tương ứng 200 triệu đồng” - Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi NTD dẫn chứng.
Nói thêm về vấn đề này, luật sư Trần Xoa, Công ty Luật Minh Đăng Quang, khuyến nghị trước khi ký hợp đồng với đại lý, NTD cần đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng. Nếu phát hiện các điều khoản với nội dung cho phép thay đổi giá tại thời điểm giao xe, NTD có thể yêu cầu đại lý loại bỏ các điều khoản này ra khỏi hợp đồng hoặc thỏa thuận giá có lợi cho mình.
“Thượng đế” cần mặc cả khi mua ô tô Người mua xe nên thương lượng giá xe ghi rõ trong hợp đồng và đòi các khoản khuyến mãi kèm theo. Chẳng hạn như phụ tùng lắp thêm không tính tiền, tiền bảo hiểm, thuế trước bạ, phí đăng ký, lãi suất ngân hàng (mua trả góp)… Không ít đại lý có thể kiếm lời bằng cách cắt bớt các khuyến mãi này. Các công ty liên doanh thường bán xe qua hệ thống đại lý, dịp Tết, các nhà sản xuất còn chiết khấu cao hơn nữa cho các đại lý. Đại lý hoàn toàn có thể bán xe với mức giá thấp hơn giá xuất xưởng, sẵn sàng hạ giá hay tặng thêm các phụ kiện để bán được xe. Vì thế người mua có thể mặc cả về giá, quyền lợi với đại lý. Và người mua xe cần nhớ kiểm tra chất lượng hoặc nhờ người có kinh nghiệm lái thử xe trước khi quyết định mua. Ông BÙI XUÂN TRƯỜNG, Giám đốc Công ty Ô tô Trường Thành |
Theo Quang Huy/Pháp luật Tp HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27