Dư âm thời vàng son của nghệ thuật truyền thống
Kỳ diệu những “đóa hoa” làm từ đu đủ xanh | |
Bảo vệ giá trị nghệ thuật thêu truyền thống | |
Đặt hàng đào tạo một số ngành văn hóa nghệ thuật đặc thù |
Thời huy hoàng
Nghệ thuật tuồng xuất hiện từ thời Lý – Trần nhưng giới nghệ sĩ lại xem năm 1627 là mốc thời gian “khai sinh” nghệ thuật tuồng và cụ Đào Duy Từ là ông tổ của loại hình diễn xướng này. Tuy nhiên, theo các nhà văn hóa, thời kỳ hưng thịnh nhất của nghệ thuật tuồng là vào thời trị vì của các vị vua nhà Nguyễn (1802-1945). Trong đó, tuồng cung đình Huế là một hiện tượng phát tích rực rỡ trong truyền thống kịch hát dân tộc.
Ảnh minh họa: internet |
Đặc biệt, thời vua Tự Đức và Thành Thái, tuồng được nâng thành bộ môn nghệ thuật hoàn thiện, mang tính bác học cả về mặt kịch bản cũng như nghệ thuật biểu diễn. Ở thời kỳ này, nghệ thuật tuồng trở thành "Quốc kịch". Tuồng nở rộ và phát triển mạnh mẽ trong hoàng cung cũng như ngoài dân dã, và nó được mọi tầng lớp trong xã hội, từ vua, quan đến dân chúng hết sức ưa chuộng.
Là một di sản văn hóa có chiều dài lịch sử, tuồng đã kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ độc đáo đáng trân trọng. Tuồng thực sự là một nghệ thuật cổ truyền chứa đựng những tinh túy, tạo nên bản sắc của văn hóa dân tộc. Từ thế kỷ 20, nhiều vở kinh điển như Sơn Hậu, Nữ tướng Đào Tam Xuân, Triệu Đình Long cứu chúa, Nghêu Sò Ốc Hến… Một số hoạt cảnh nổi tiếng như Ông già cõng vợ chơi xuân, Hồ Nguyệt Cô hóa Cáo, Ngũ biến… đã từng là niềm say mê của nhiều thế hệ người Việt Nam.
Tuồng là nghệ thuật có tính tổng hợp cao, nó là sự phối hợp một cách nhuần nhuyễn giữa văn học, âm nhạc, vũ đạo, hội họa và các trò diễn xướng dân gian. Mỗi một vở hay một tiết mục Tuồng đều phải dựng trên một kịch bản văn học. Trong đó lời thoại và lời hát đều sử dụng các thể thơ. Những kịch bản của tuồng cung đình luôn khẳng định, ca ngợi sự tất thắng của chính nghĩa, của cái thiện và đạo lý của con người.
Chất bi hùng đã tạo nên đặc trưng thẩm mỹ độc đáo nhất của tuồng. Mỗi vở tuồng, mỗi nhân vật trình diễn đều là những bài học, những tấm gương về đạo lý, đặc biệt là đạo trung quân ái quốc. Diễn xuất của tuồng mang đậm lối diễn xướng có tính cách điệu và biểu trưng của diễn xướng dân gian, nhưng tính cách điệu ở đây không tùy tiện mà có chuẩn mực.
Tìm hướng đi mới
Sự phát triển của xã hội kéo theo các loại hình giải trí phát triển mạnh mẽ, trong khi tuồng vẫn phải giữ vững các yếu tố truyền thống nên rất khó để làm mới. Ðây là vấn đề khó khăn và việc tìm hướng đi cho tuồng là trăn trở của các nghệ sĩ.
Trước đây, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có chủ trương đưa nghệ thuật truyền thống vào giới thiệu tại một số trường học phổ thông và đại học. Nhiều trích đoạn vở tuồng theo đó cũng được biểu diễn tại trường học ở các chương trình biểu diễn chuyên đề ngoại khóa, giới thiệu với học sinh về các loại tuồng truyền thống, tuồng lịch sử, tuồng dã sử, tuồng dân gian. Với diễn xuất cuốn hút, hấp dẫn, các vở diễn đã nhận được phản hồi tích cực khi khán giả trẻ hào hứng ủng hộ.
Ðây là cách quảng bá hiệu quả, góp phần xây dựng lực lượng khán giả trẻ, giúp các em có cơ hội tiếp xúc và thêm yêu mến loại hình nghệ thuật này, từ đó có ý thức hơn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật tuồng. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là giải pháp làm sống lại nghệ thuật tuồng trên các sân khấu lớn để có thể nuôi dưỡng và cạnh tranh với nhiều loại hình nghệ thuật hiện đại.
Liên hoan Sân khấu Tuồng năm 2019 diễn ra vừa qua cũng là một sân chơi lớn nhằm mục đích phát huy và bảo tồn giá trị nghệ thuật tuồng, với cách dàn dựng, biểu diễn có nhiều điểm mới, phá cách. Trong 10 ngày diễn ra Liên hoan, đông đảo khán giả đã đến xem, nhiều vở kịch chật kín chỗ, điều đó khiến xã hội băn khoăn. Liệu từ trước đến nay chúng ta đã đi đúng hướng đối với nghệ thuật truyền thống? Phải chăng bản thân nghệ thuật tuồng không có lỗi, mà chính là các nghệ sỹ chưa làm cho vở diễn trở nên hấp dẫn để kéo khán giả đến sân khấu?
PGS.TS Trần Trí Trắc, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật của Liên hoan sân khấu Tuồng 2019 cho biết, trong 10 ngày, khán giả đã được chứng kiến, đồng cảm, cùng vui, buồn với các nhân vật trong từng vở diễn. "Bằng tất cả thanh - sắc - thục - tinh - khí - thần của một đời, các nghệ sĩ đã "đốt cháy" mình dưới ánh đèn sân khấu và đã thắp lên ánh sáng huyền diệu của hình tượng tuồng, hình tượng dân ca kịch dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng từ thể tài chính kịch tâm lý xã hội, chính kịch sinh hoạt tả thực, chính kịch anh hùng ca đến bi kịch và bi hài kịch.
Khán giả quên sao được những hình tượng của các nhân vật: Thạch Sùng, Lê Văn Duyệt, Bà Muộn, Lê Đại Cang, Nguyễn Xí, Trần Khánh Dư, Thiếu úy công an Thu Thủy, ông Lộc, Trần Cảnh, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Trãi, Đặng Đại Độ… Những nghệ sĩ lão luyện với giọng ca và bản lĩnh sân khấu chuyên nghiệp, những nghệ sĩ trẻ hát dư hơi, sáng giọng, diễn say đắm như: Hoàng Hà, Mạnh Linh, Lộc Huyền, Hồng Chuyên, Kiều Oanh, Văn Quang, Thiên Huế, Ánh Dương, Nguyễn Thị Quyên, Thanh Long, Sơn Hà, Băng Châu, Xuân Quan, Linh Hiền…
Những bàn tay "phù thủy" của các đạo diễn phần lớn là những ngôi sao có danh, có kinh nghiệm, có phong cách và có tâm huyết cao cả với nghiệp Tổ: NSND Lê Tiến Thọ, NSND Lê Hùng, NSND Hoài Huệ, NSND Hoàng Quỳnh Mai, NSƯT Đặng Bá Tài, NSƯT Triệu Trung Kiên, NSƯT Hoàng Ngọc Đình, NSƯT La Thanh Hùng… Chính vì vậy, hầu hết các vở diễn đều được đồng nghiệp thừa nhận là sạch sẽ, suôn sẻ, chuyên nghiệp”, PGS.TS Trần Trí Trắc nói.
Liên hoan cũng không nhiều tác phẩm có câu chuyện mới mẻ, độc đáo mà phần lớn chỉ là những câu chuyện quen thuộc đã nghe, đã biết, đã thấy ở lịch sử, ở truyền thanh, truyền hình hoặc đơn vị nào đó đã diễn, đã biểu hiện theo thể loại khác. 16 vở diễn tuy không nhiều nhưng đều đã hoàn thành được "sứ mệnh" chuyển tải của mình đối với đời sống xã hội thông qua nghệ thuật sân khấu đầy biểu cảm của thể tài tuồng và kịch dân ca.
10 ngày đêm tại sân khấu Nhà hát Lam Sơn vẫn chật kín người xem đã đặt ra câu hỏi cho các nhà quản lý, các đạo diễn, các nghệ sĩ, diễn viên vì sao khi đông khán giả, khi lại vắng người xem, đó là không phải khán giả không mặn mà với nghệ thuật truyền thống mà là những tác phẩm ấy, cách diễn ấy đã đủ sức "lay động" người hâm mộ để kéo họ tới rạp hay chưa?...
Trong ngày khai mạc Liên hoan sân khấu Tuồng toàn quốc năm 2019, ông Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch mong muốn, trong bối cảnh nghệ thuật sân khấu truyền thống nước nhà còn gặp nhiều khó khăn, mong rằng các nghệ sĩ, diễn viên bằng khả năng, tâm huyết hãy chung tay bảo tồn, duy trì và phát triển nghệ thuật tuồng và dân ca kịch, một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Với những nỗ lực tìm hướng đi mới chắc chắn nghệ thuật tuồng sẽ khẳng định lại được vị trí, tìm được chỗ đứng trong lòng người yêu sân khấu.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Điện ảnh 10/12/2024 11:55
Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"
Điện ảnh 25/11/2024 12:44
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán
Điện ảnh 15/11/2024 06:43
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ
Điện ảnh 12/11/2024 20:26
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt
Điện ảnh 12/11/2024 12:42
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ
Điện ảnh 12/11/2024 11:23
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Điện ảnh 11/11/2024 22:31